Sẽ tổ chức tọa đàm khoa học “Hoạt động quốc tế của GHPGVN trong giai đoạn hiện nay"

Chư vị giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội và lãnh đạo các quốc gia tham dự Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam do GHPGVN đăng cai tổ chức
Chư vị giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội và lãnh đạo các quốc gia tham dự Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam do GHPGVN đăng cai tổ chức
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nói về ý nghĩa của tọa đàm này, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương cho biết đây là dịp để nhìn nhận đánh giá thành tựu nổi bật của Giáo hội trong hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế hiện nay.

Theo đó, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương và Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương sẽ tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) và thảo luận phương hướng hoạt động Phật sự 2022-2027 dự kiến vào ngày 7-10-2022 (nhằm 12-9-Nhâm Dần) tại thiền viện Thiên Hưng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Được biết trong nội dung Hội nghị có tọa đàm khoa học chủ đề: “Hoạt động quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, với sự tham dự của khoảng 150 đại biểu.

Thiền viện Thiên Hưng (Bình Định), nơi diễn ra Hội nghị Tổng kết và tọa đàm khoa học vào tháng 10-2022

Thiền viện Thiên Hưng (Bình Định), nơi diễn ra Hội nghị Tổng kết và tọa đàm khoa học vào tháng 10-2022

Thành phần cụ thể gồm các thành viên Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, Ban Kinh tế - Tài chánh Trung ương GHPGVN; Đại biểu khách mời: Chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự; Lãnh đạo các Ban, Bộ ngành Trung ương: Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban MTTQVN, Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO); Lãnh đạo tỉnh Bình Định, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định.

Nói về ý nghĩa của Hội nghị này, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương chia sẻ với Báo Giác Ngộ: “Đây là dịp để nhìn nhận đánh giá thành tựu nổi bật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế góp phần vào thành tựu đối ngoại chung của nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế và khẳng định vai trò của hoạt động đối ngoại nhân dân, ngoại giao văn hóa, trong đó có sự đóng góp tích cực của Phật giáo với tinh thần đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày