GHPGVN đề nghị tổ chức các hoạt động tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Lào

Chư vị giáo phẩm lãnh đạo Trung ương GHPGVN trong một lần thăm và chia sẻ với nhân dân nước bạn Lào
Chư vị giáo phẩm lãnh đạo Trung ương GHPGVN trong một lần thăm và chia sẻ với nhân dân nước bạn Lào
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN vừa ký công văn gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum và Ban Điều phối GHPGVN tại Lào.

Theo đó, công văn của GHPGVN phổ biến hôm 19-7, khẳng định: "Tình hữu nghị Việt Nam - Lào là tình hữu nghị vĩ đại, là mối quan hệ có một không hai trong lịch sử. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5-9-1962 – 5-9-2022) và 45 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18-7-1977 – 18-7-2022), lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào đã quyết định lấy năm 2022 là năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam".

Gần đây, GHPGVN và Liên minh Phật giáo Lào đã ký các chương trình hợp tác giao lưu giữa Phật giáo hai nước. GHPGVN đã thành lập Ban Điều phối GHPGVN tại Lào nhằm không ngừng tăng cường tình hữu nghị giữa chư Tăng và Phật tử hai nước Việt Nam và Lào.

“Nhân dịp này, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự kính đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum có chung đường biên giới với nước bạn Lào anh em và Ban Điều phối GHPGVN tại Lào có kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu thăm viếng lẫn nhau, tổ chức tặng quà, làm công tác từ thiện giúp đỡ chư Tăng và Phật tử của Liên minh Phật giáo Lào tại các địa phương kết nghĩa nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ gìn giữ tình hữu nghị vĩ đại giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”, công văn của Hòa thượng Chủ tịch đề nghị.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày