Sẽ trọng thể tưởng niệm lần thứ 701 ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

(GNO): HT. Thích Trí Tịnh – Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội vừa ký thông bạch hướng dẫn tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 701 ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn đến BTS các Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong toàn quốc.

TNT.jpg

Phối cảnh góc khu vực đặt tượng Phật hoàng
Trần Nhân Tông tại Yên Tử - Uông Bí - Quảng Ninh - Ảnh: Quốc Đô

Theo đó, Phật giáo các tỉnh thành cần đồng loạt và trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm để tôn vinh những công đức của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp vào lúc 8 giờ 00 ngày 01-11-Kỷ Sửu với thành phần tham dự: Chư Tôn giáo phẩm thành viên Hội đồng Chứng minh, Ủy viên Hội đồng Trị sự trú xứ tại địa phương; Chư Tôn đức tiêu biểu cho các Hệ phái Phật giáo; Thành viên Ban Trị sự; Ban ngành trực thuộc Tỉnh, Thành hội; Ban Đại diện Phật giáo quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các Tự, Viện, Tịnh xá, Tịnh thất; Tăng Ni và Phật tử; quý cơ quan chức năng các cấp từ tỉnh đến địa phương; quý vị chức sắc, chức việc tôn giáo bạn; nhân sĩ, học giả, trí thức tại địa phương; cơ quan thông tấn, báo đài.

Thông bạch cũng dự kiến chương trình lễ bao gồm: Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, thành phần tham dự; phát biểu khai mạc của Trưởng ban Trị sự; sơ lược tiểu sử Phật hoàng Trần Nhân Tông; lời tưởng niệm của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành; phát biểu của cơ quan Nhà nước; dâng hương tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông; một phút tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng liệt sĩ, chư Thánh tử vì đạo, chư vị tiền bối Phật giáo hữu công; cảm tạ của Ban tổ chức…v.v.

Vua Trần Nhân Tông là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc, sau khi lên nắm quyền trị vì đất nước năm 1297 đã hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt bảo vệ thành công sự độc lập, toàn vẹn Tổ quốc trước sự xâm lược của phong kiến phương Bắc. Sau đó Đức vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi lại cho con, lên núi Yên Tử tu hành, đắc đạo và nhập Niết Bàn tháng 11 năm Mậu Thân (1308).

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua từ bỏ ngai vàng để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Việt Nam. Qua những cống hiến của vua Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp, nhân dân, Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đại diện Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội thăm, chúc mừng lãnh đạo các địa phương sau sáp nhập

Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội thăm và chúc mừng lãnh đạo các đơn vị địa phương

GNO - Ngày 3-7, đại diện Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội và Ban Đại diện lâm thời khu vực liên xã Xứ Đoài đến thăm và chúc mừng tân Ban lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQVN các đơn vị hành chính các phường gồm: Sơn Tây, Tùng Thiện, xã Đoài Phương, xã Ba Vì.
Ảnh: Quảng Đạo

Cảnh giới tự do

NSGN - Tỳ-kheo các thầy cũng nên như thế, phải ở chính nơi cảnh giới tu học của mình, nên khéo giữ gìn, tránh xa cảnh giới khác, đây là điều cần phải học.

Thông tin hàng ngày