Sinh viên PG vận động bảo tồn thánh tích Borobudur

GNO - Sinh viên Phật giáo tại Indonisia đang vận động bảo tồn thánh tích di sản thế giới Borobudur.

Hôm nay, thứ Bảy (25-5), đông đảo sinh viên Phật giáo đã vận động cho việc bảo tồn thánh tích Borobudur nhân đại lễ Vesak 2557 (2013) tại tiểu khu Borobudur, quận Magelang, trung tâm tỉnh Java.

Borobudur.bmp

Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Villy Sovndal (trái), đang lắng nghe giải thích về ý nghĩa của các hoa văn chạm khắc của thánh tích Borobudur, tại Magelang, trung tâm Java - Ảnh: ANTARA/Anis Efizudin

“Chúng tôi muốn mời cộng đồng, bao gồm cả những người con Phật, bảo vệ hơn nữa thánh tích Borobudur, một di sản văn hóa toàn cầu”, Srtikadi, Tổng thư ký Đoàn Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Hikmahbudhi) đã thông tin điều này hôm nay, thứ Bảy 25-5.

Hàng chục sinh viên của Hikmahbudhi đã phân phát rất nhiều tờ rơi truyền đạt thông điệp về “Cứu lấy Borobudur cho nền văn minh” đến du khách trước cửa vào chùa Mendut, tọa lạc gần thánh tích Borobudur.

Họ cũng đặt những tấm pa-nô xung quanh chùa Mendut, hiện là trung tâm thiền học phục vụ lễ Vesak 2013 được tổ chức vào lúc 11 giờ sáng hôm nay (giờ địa phương). Đại lễ Vesak được tổ chức tại thánh tích Borobudur và chùa Mendut.

Tổng thư ký Sartikadi cho biết Borobudur được xem như một di sản văn hóa toàn cầu thu hút đông du khách và là một địa điểm thiêng liêng. “Chúng ta phải gìn giữ thánh tích tồn tại”, ông Sartikadi nhấn mạnh.

Ông Sartikadi thúc dục du khách viếng thánh tích cần có những ứng xử văn hóa và giữ khu vực này sạch sẽ.

“Xin đừng leo trèo lên các ngọn tháp bởi vì điều này có thể làm tổn hại đến thánh tích. Hãy xem việc bảo vệ thánh tích Borobudur là trách nhiệm của tất cả chúng ta”, ông Sartikadi đề nghị.

Vào lúc 9 giờ sáng nay, chư Tăng và Phật tử thuộc Hội đồng Phật giáo Indonesia (Walubi) đến từ nhiều vùng miền khác nhau đã có mặt tại chùa Mendut chuẩn bị cho khóa tu thiền nhân lễ Vesak 2013.

Họ cũng đã diễu hành khoảng 3km từ chùa Mendut đến thánh tích Borobudur để kính mừng đại lễ.

Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục Liên Hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Borobudur là di sản văn hóa thế giới.

Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo này được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ IX, tọa lạc tại trung tâm Java.

Borobuder được xây thành 3 tầng: một bệ hình kim tự tháp với năm bậc thang vuông, thân hình nón với ba viền tròn và ở đỉnh là tháp xá-lợi to lớn.

Những bức tường và hàng chắn song được trang trí và chạm khắc tinh tế, bao phủ một bề mặt tổng thể của 2500m2. Xung quanh các bệ viền tròn là 72 ngôi tháp có lỗ thủng, tôn trí tượng Đức Phật. Công trình được trùng tu vào những năm 1970 với dự giúp đỡ của tổ chức UNESCO.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày