Sống trong thế giới tâm linh

GNO - Tôi vừa xem bộ phim tài liệu mới của Martin Scorsese: George Harrison: Sống trong thế giới vật chất. Bộ phim xuất sắc, cũng giống như bộ phim tài liệu trước đây của nhà làm phim về Bob Dylan. 

harrison-HBO.jpg

George Harrison trong thế giới vật chất

Dĩ nhiên bộ phim kể về câu chuyện của ban nhạc The Beatles lúc ở đỉnh cao danh vọng, sự thành công phi thường, những ảnh hưởng, rồi tan rã. . . và sự nghiệp tách riêng của George Harrison. 

Bộ phim cho thấy Harrison có lẽ là người đầu tiên của ban nhạc đã nghi ngờ về cuộc sống trong thế giới vật chất. Trước khi ông biết về vị tu sĩ yoga Maharishi, vào năm 1965 ông đã viết cho mẹ: “Con đã biết con sẽ nổi tiếng. Nhưng bây giờ con có thể đạt đến một đỉnh cao danh vọng thật sự, đó là tự thân giác ngộ”.

Tôi là một trong 74 triệu người Mỹ đã xem chương trình âm nhạc The Ed Sullivan Show vào ngày 9-2-1964, để xem ban nhạc The Beatles biểu diễn lần đầu tiên. Từ lúc show bắt đầu, tôi đã biết hôm nay không phải là một chương trình âm nhạc bình thường của Ed Sullivan. Tôi có thể cảm thấy “một dòng điện” chạy dọc từ thành phố New York, nơi The Beatles đang biểu diễn, đến nơi tôi ở tại Wichita, Kansas. Ed đã giới thiệu ban nhạc The Beatles . . . và họ bắt đầu chơi nhạc . . . và tất cả không còn là một cái gì bình thường nữa.

Đối với tôi, cảm giác đó giống như là vừa bước chân ra khỏi thế giới trắng đen này, để hòa mình vào một thế giới của muôn màu. Nơi đó, mọi thứ đều đổi khác: cách trò chuyện, đi đứng, kiểu tóc, và y phục. Nghe có vẻ hời hợt quá phải không, nhưng nó thật sự là một thay đổi sâu sắc. Điều đó cũng đã thay đổi suy nghĩ của chúng tôi.

rishikesh.jpg

 Thành phố Rishikesh, năm 1968: (từ trái) Jenny Boyd, Jane Asher, Paul McCartney, Donovan, Mia Farrow, George Harrison, the Maharishi, the Beach Boys' Mike Love, John Lennon & Pattie Boyd

Ban nhạc The Beatles gây ảnh hưởng đối với toàn thế giới. Mùa thu 1968, tạp chí Life Magazine hay là Saturday Evening Post (tôi không nhớ rõ) đã đăng tin The Beatles sang Ấn Độ để gặp gỡ đạo sư Maharishi, kèm theo nhiều bức ảnh màu. Thật giật gân!

Thế là phong trào tâm linh phương Đông có mặt khắp mọi nơi ngay lập tức. Những chuỗi hạt ‘tình yêu’ và áo khoác in hình thủ tướng Nehru thịnh hành tức thời. Bài hát nào cũng được chơi bằng đàn sitar của Ấn Độ, và những ban nhạc khác dường như cũng có một tôn giáo mới và một vị đạo sư, ví dụ: Ban The Rascals có đạo sư  Satchinanda, ban The Who có đạo sư Meher Baba.

George Harrison tiếp tục đi theo con đường tâm linh phương Đông suốt cuộc đời mình. Những bài hát  thời kỳ sau Beatles của George phản ảnh điều đó.

Martin nói: “George đã khiến âm nhạc mang màu sắc tâm linh. Tất cả chúng ta nghe được, cảm nhận được điều đó. Tôi nghĩ đó chính là lý do vì sao ông đã đóng một vai trò hết sức đặc biệt trong đời sống chúng ta”.

Những câu chuyện kể trong phim George Harrison: Sống trong thế giới vật chất được cung cấp bởi gia đình, bạn bè, cũng như từ những lá thư ông viết cho gia đình. Trong phim cũng có đoạn nói về những ngày tháng đầu tiên ở Hamburg, và những khía cạnh khác trong đời sống của ông, gồm cả mối liên hệ bạn bè của ông với Eric Clapton, và dĩ nhiên, gồm cả sự tan rã của ban The Beatles.

Với sự đồng ý của Olivia (vợ George), Scorsese đã được xem những bộ sưu tập ảnh riêng của George, phim, ghi âm, và những tư liệu… và Scorsese đã tận dụng tất cả để đưa lên phim.

George rất thích đàn sitar và âm nhạc Ấn Độ. Chúng đã mở ra cho ông những lối suy nghĩ mới dựa trên truyền thông tâm linh cổ xưa. George không phải là nhân vật gây ảnh hưởng duy nhất thời đó muốn khám phá truyền thông tâm linh phương Đông, nhưng vì ảnh hưởng của ông quá nổi bật và sâu sắc.

Trong những ngày này, tôi thường xúc động nhiều mỗi khi nghĩ về ban nhạc The Beatles. Trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Thế giới lúc ấy như một tấm thảm rực rỡ mà chúng tôi cố gắng để mở ra, và tất cả những bạo lực đen tối của nó vẫn không thể làm mờ đi sức sáng rực của tuổi trẻ và lòng hăng say của chúng tôi.

Tôi không biết mình có ngốc hay không, hay đó là một điều tự nhiên khi hồi tưởng lại tuổi trẻ của mình. Tôi cũng không cần biết. Đôi khi tôi thích cái cảm giác đa cảm ấy - nó lại khiến tôi cảm thấy vui.

David M. Riley

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày