Sri Lanka: Một nơi thiêng ẩn khuất trong rừng sâu

Giác Ngộ - Rassagala hoặc Rajagalathenna, một khu vực ẩn khuất trong một khu rừng đá thuộc làng Bakkielle, cách Ampara 5 dặm về phía Bắc, đã tiết lộ sự huy hoàng của thời kỳ tiền sử của Sri Lanka với thế giới. Nơi này bao gồm hơn 500 di tích và đồ tạo tác của một ngôi chùa Phật giáo hiển bày những năm tháng vinh quang trong lịch sử Sri Lanka.

Tên gọi và lịch sử

Cái tên Rassagala làm chúng ta liên tưởng đến các loài yêu quỷ (rassayo hoặc rakshayo theo tiếng Sinhala). Theo một nhân viên tại Cục Khảo cổ học, những người của bộ tộc Raksha đã sống trong khu vực này. Họ là những người người tôn thờ Raksha. Từ Raksha đã trở thành Rassa trong những năm qua. 

Tượng Phật khắc dở dang.jpg
Tượng Phật khắc dở dang tại khu di tích
Rajagala là một ngọn núi gồ ghề với rừng dày đặc tập trung một phần dân cư thưa thớt của Sri Lanka. Rassagala tọa lạc ở độ cao 1.038m trên mực nước biển. Địa điểm khảo cổ ở đây trải rộng gần 300 mẫu Anh.

Thật không may, lịch sử của nơi này không được rõ ràng lắm, nhưng các thầy tu được cho là đã có mặt ở đây từ giữa thế kỷ thứ 10 và thứ 3 trước Công nguyên. Chữ khắc trên đá của thời kỳ này đã được tìm thấy tại địa điểm. Trên tất cả các ngọn núi phía Bắc, những di tích rộng lớn đã được khai quật từ trong các khu rừng rậm rạp, song còn một số chỉ mới được khai quật một phần.

Ngài Mihindu Thera, người đã đưa món quà quý giá của Phật giáo vào Sri Lanka, đã từng đến thăm tinh xá Rajagala.

Đồ tạo tác


Theo các nhà khảo cổ, ngôi đền thuộc về thời kỳ thịnh vượng nhất trong lịch sử Sri Lanka. Có nhiều ngôi đền, ao, điện thờ và đá mặt trăng đã được phát hiện ở địa điểm này.

Có một số hình vẽ trên đá, được thực hiện bằng tro hoặc đá vôi, được cho là đã được thực hiện bởi người bản xứ. Các nhà khảo cổ tin rằng những hình vẽ có thể thuộc về thời kỳ tiền sử.

Ngoài ra còn có các hang động đã được sử dụng bởi các thầy tỳ kheo. Bên trong các hang động, có phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp và nhà vệ sinh. Một bảng khắc đá cho biết tên của người hiến tặng.
Một cái hang dành cho Tỳ kheo.jpg
Hang đá, nơi các vị tỳ kheo cư trú

Các chữ khắc trên đá tìm thấy ở đây có lẽ thuộc về thời đại Anuradhapura. Chúng được viết bằng chữ Brahmi, được cho là giai đoạn đầu tiên trong sự tiến hóa của chữ cái Sinhala. Có một korawak gala (lan can), một muragala (guardstones hoặc muragal là một trong ba kết hợp của một tác phẩm điêu khắc trang trí lối vào tòa nhà trong thời cổ đại. Hai cái còn lại là moonstone (sandakada pahana – đá mặt trăng) và lan can (korawak gala) và đá mặt trăng ở lối vào của ngôi đền.

Đá mặt trăng ở đây không giống với những loại được tìm thấy tại các địa điểm khác. Một hoa văn hoa sen trải rộng khắp trên tất cả bề mặt đá, trong khi ở các loại đá mặt trăng khác, chỉ có chạm hình voi, ngựa và thiên nga.

Mặc dù giá trị văn hóa và khảo cổ học của địa điểm này là vậy, nhưng nhiều du khách vô ý thức đã báng bổ các đồ tạo tác bằng cách viết vẽ lên chúng. Ngày nay các chữ khắc xưa hầu hết đã bị xóa sạch!

Trong khu rừng rậm rạp, có một khối đá khổng lồ, dài gần 4,88m, là một bức tượng Phật được khắc dở dang. Tất cả các đường nét và góc cạnh trên bức tượng chưa được trau chuốt và không có chi tiết nào được khắc thêm.

Các nhà khảo cổ tin rằng những người học nghề đã khắc những hình ảnh này để cho bậc thầy của họ hoàn thiện sau. Tuy nhiên, những bức tượng vẫn chưa được hoàn thành. 

Ngay cả những muragala được tìm thấy tại địa điểm cũng khác so với những muragala được tìm thấy ở nơi khác. Ở đây, hình ảnh của một người đàn ông đang cầm một cái nồi trong một tay và một tay kia chống hông có thể được nhìn thấy.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày