Taj Mahal: Thánh đường của tình yêu bất diệt

Được thi hào nổi tiếng Tagore ví như “Giọt lệ lấp lánh gương mặt thiên thu”, đền Taj Mahal bằng đá cẩm thạch trăng tinh khiết hiện ra trước mắt chúng tôi như món quà bất ngờ của tạo hóa.

Ngay giữa thời đại của “thế giới phẳng”, Ấn Độ vẫn là một xứ sở huyền bí. Ở đó, những truyền thuyết về Đức Phật đại từ đại bi song hành với câu chuyện tình yêu bất tử...

Thăm ngôi đền tình yêu

Đền bù cho những vất vả mà chúng tôi phải chịu vì bụi bặm trong hành trình từ thủ đô New Delhi đến thành phố Arga chính là cảm giác ngây ngất, kinh ngạc khi tận mắt chiêm ngưỡng ngôi đền tình yêu Taj Mahal diễm lệ, một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Lăng tẩm vĩ đại được xây bằng đá cẩm thạch trắng - biểu tượng cho sự thanh khiết, là di sản của lối kiến trúc Ấn - Hồi, cao quý, lộng lẫy mà  tinh tế, nhẹ nhàng. Người Ấn Độ tin rằng, loại đá cao quý này biến màu theo những khoảnh khắc khác nhau trong ngày. Bình minh, ngôi đền thiêng như được dát vàng. Trưa nắng, Taj Mahal ngời lên trong sắc ngọc trắng long lanh. Vào đêm trăng, những phiến đá cẩm thạch phát ra thứ ánh sáng bạc kỳ ảo mê hoặc lòng người. Taj Mahal tinh xảo từ đường cong mềm mại của những vòm cửa thanh thoát, nét thẳng thanh tú của những ngọn tháp tròn trịa và biến ảo khôn lường ở những họa tiết chạm khắc hoàn mỹ, tinh tế.

Quần thể kiến trúc này bao gồm năm khu: cổng chính, vườn cây, nhà thờ Hồi giáo, khu nghỉ và lăng mộ chính. Theo đoàn du khách đông đúc, chúng tôi bước chân trần vào thăm khu lăng mộ chính, biểu tượng của Taj Mahal. Xung quanh tòa lâu đài đáy hình bát giác này là những bức tường nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn, được chạm khắc cực kỳ tinh xảo bằng 12 thứ đá quý. Sừng sững trên đỉnh là một vòm tròn cẩm thạch trắng đồ sộ cao 75m, bao quanh bởi bốn vòm tròn nhỏ.

Được biết đến như "thánh đường của tình yêu bất diệt", Taj Mahal là món quà vô giá mà hoàng đế Shah Jahan tặng cho người vợ quá cố, hoàng hậu Mumtaz Mahal. Theo truyền thuyết, suốt 18 năm chung sống, hoàng hậu luôn kề cận nhà vua ngay cả trong những cuộc chinh chiến gian khổ nhất nhưng chẳng may qua đời sớm ở tuổi 39.

Người xưa kể lại, chỉ qua một đêm sau khi vợ mất, tóc và râu của vua trở nên bạc trắng. Ông không lấy thêm bất kỳ thê thiếp nào, và dành 22 năm còn lại để xây ngôi đền thiêng tưởng nhớ người đã cùng ông đầu gối tay ấp. 20.000 công nhân, thợ thủ công khắp thế giới và hơn 1.000 con voi chở vật liệu đã tham gia xây dựng, khắc tạc nên từng nét tinh tế cho ngôi đền.

Ngày nay, Taj Mahal còn là "con gà đẻ trứng vàng" cho ngành công nghiệp du lịch Ấn Độ.

Hành hương đất Phật

Những ngày ghé thăm Ấn Độ, chúng tôi còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của rất nhiều đền đài, nhà thờ, thánh đường rải rác khắp đất nước. Chính nét văn hóa đa sắc tộc,  đa tín ngưỡng và bề dày của một trong những nền văn minh nhân loại đã mang lại nét kiến trúc độc đáo cho những công trình xây dựng nơi đây.

Bên cạnh đền Taj Mahal, pháo đài Agra, Sikandra, Rambagh và phế tích vương triều ở thành Mughal tại Fatehpur Sikri là một số trong những ví dụ đẹp nhất của phong cách kiến trúc kết hợp giữa đạo Hindu và đạo Hồi. Mang nét huyền bí phương Đông, đất nước Ấn Độ ẩn giấu những nét văn hoá tôn giáo, kiến trúc và lịch sử lâu đời. Nơi đây, đời sống tâm linh, tôn giáo là một phần hơi thở. Có thể thấy sự hiện diện của tôn giáo ở bất cứ nơi đâu, từ kiến trúc, trang phục cho tới cách sinh hoạt của người dân. Mỗi năm, hàng triệu du khách đã hành hương đến Ấn Độ, để tận mắt chứng kiến những dấu tích nơi khai sinh của Đức Phật.

Một trong những “đặc sản” cần chiêm ngưỡng của xứ sở nhiệt đới nay chính là “sari”,

trang phục truyền thống của những phụ nữ Ấn

Quay trở lại thủ đô New Delhi, chúng tôi đã có dịp viếng thăm Xá lợi Phật Tổ tại Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ.  Đây là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới mà Phật tử hành hương có cơ duyên chiêm bái tận mắt Xá Lợi của Phật Tổ Thích Ca bằng mắt thường.

Mang nét huyền bí phương Đông, đất nước Ấn Độ ẩn giấu những nét văn hóa tôn giao, kiến trúc và lịch sử lâu đời

Nhưng với tôi, ấn tượng khó phai hơn cả là hành trình đến Varanasi, thành phố cổ xưa, nơi có con sông thiêng (sông Hằng) mà người Ấn tin là nếu tắm trên dòng sông này sẽ giúp gạt bỏ mọi tội lỗi. Chết bên dòng sông được coi là sẽ được giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Con sông thiêng ngày nay vẫn hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới. Bởi ở đây, người ta được chứng kiến những hình ảnh sinh hoạt tưởng như vẫn diễn ra từ mấy ngàn năm nay: dân chúng tắm gội, giặt giũ, cầu nguyện, ăn uống, tế lễ... cạnh bờ sông.

“Đặc sản” sari

Một trong những "đặc sản" cần chiêm ngưỡng của xứ sở nhiệt đới này chính là "sari", trang phục truyền thống của những phụ nữ Ấn có đôi mắt huyền sâu thăm thẳm và nụ cười đầy đặn quyến rũ. Một vẻ đẹp khiến bạn không thể nào quên, mặn mà và hấp dẫn như những món ăn Ấn nhiều mùi vị và màu sắc. Sari có nhiều màu sắc khác nhau, hoa văn khác nhau, góp phần tôn vẻ đẹp nữ tính. Phụ nữ Ấn dù gầy hay béo vẫn có thể được tôn dáng khi khoác lên người bộ sari. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh phụ nữ Ấn mặc sari ở khắp nơi, từ những tấm pano vĩ đại chạy dọc trên đại lộ cho đến những phụ nữ buôn bán lam lũ tại các khu chợ cóc.

Mặc dù ở những thành phố lớn như New Delhi hay Mumbai, những cô gái trẻ ngày nay không mặc sari mà thay vào đó là những bộ quần áo tiện dụng. Song với những phụ nữ trung niên, đặc biệt ở các vùng nông thôn hoặc những khu lao động, thì sari vẫn là lựa chọn duy nhất. Một phụ nữ khá giả ở Ấn Độ sở hữu cả trăm bộ sari cho nhiều dịp khác nhau. Giá một bộ sari không hề rẻ, nhưng một sari tốt sẽ không bao giờ phai hay mất màu và có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nếu muốn giữ lại một hình ảnh về xứ sở này, thì ngoài mô hình đền Taj Mahal, tượng Phật, khăn lụa..., du khách có thể mua cho mình một bộ sari với loại vải thông thường, giá cả cũng phải chăng để làm kỷ niệm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày