Tạm dừng dự án phục hồi Đại học Nalanda

Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore G.Yeo (phải) - Hiệu trưởng Đại học Nalanda (vừa từ chức), trong lần chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu trong ngày phục hồi nhà trường vào năm 2014
Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore G.Yeo (phải) - Hiệu trưởng Đại học Nalanda (vừa từ chức), trong lần chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu trong ngày phục hồi nhà trường vào năm 2014

GN - Chính phủ Ấn Độ vừa yêu cầu tiến hành làm rõ trách nhiệm liên quan đến bộ phận điều hành mới được thành lập để hỗ trợ cho việc phục hồi Đại học Nalanda sau khi Hiệu trưởng George Yeo tuyên bố từ chức.


Ông George Yeo quyết định rời công việc được xem như là sứ mệnh với những phát ngôn thể hiện sự phiền hà đối với Ban điều hành mới vì cho rằng bộ phận này được bổ nhiệm vượt ngoài tầm kiểm soát của mình.

“Như chúng ta từng biết, đề xuất khôi phục Đại học Nalanda là sáng kiến được chính phủ đưa ra từ năm 2007 và Nhóm cố vấn về Nalanda (NMG) được hình thành để giúp thực hiện sáng kiến này”, người phát ngôn Bộ Nội vụ Ấn Độ Vikas Swarup chia sẻ với giới báo chí trong phiên họp báo thường kỳ nhằm thông tin về vụ việc.

“Nhờ thế mà một đạo luật về Đại học Nalanda được Quốc hội thông qua vào năm 2010 và được triển khai ngay tháng 11 năm đó”, ông Vikas Swarup bổ sung. “Ban đầu, NMG được thành lập với mục đích đảm nhận chức năng điều hành như một Hội đồng quản trị, trong khi chờ thành lập một Ban điều hành phù hợp theo quy định của đạo luật. NMG đã hoạt động chín năm trong khi đạo luật quy định thành viên điều hành có nhiệm kỳ chỉ ba năm. Lần cuối cùng nhiệm kỳ của NMG đã được gia hạn là vào ngày 25-11-2013, tạo điều kiện cho bộ phận này có thêm 3 năm hoạt động nữa kể từ đó”.

Phát ngôn nhân Swarup cho biết, vào ngày 21-11 vừa qua, chủ tịch nhà trường, ông Pranab Mukherjee, đã chấp nhận đề xuất một Ban điều hành mới.

Hiệu trưởng Yeo viết trong tuyên bố từ chức cho biết trình tự giải thể nhóm cố vấn và hình thành nên bộ phận hỗ trợ đã tạo nên một sự ngạc nhiên to lớn và sâu sắc đối với ông cùng những nhân sự khác của nhà trường.

Vị hiệu trưởng này khẳng định, ông không được mời tham gia hay cố vấn bất cứ điều gì đối với các quyết định được đưa ra. Trong khi đó, vị cựu ngoại trưởng Singapore này vừa được chọn thay thế cho giáo sư từng đoạt giải Nobel Amartya Sen để trở thành hiệu trưởng Nalanda từ năm ngoái.

“Khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng vào tháng 7-2015, tôi đã từng phát biểu rằng Ban điều hành nhà trường nên được thành lập trên cơ sở của luật đã được sửa đổi, đây là dấu hiệu cốt lõi để Bộ Nội vụ xem xét mọi thứ”, ông Yeo khẳng định. “Đạo luật sửa đổi sẽ tránh những lỗ hổng lớn mà đạo luật hiện có đang mắc phải, trong đó lớn nhất là việc quy định nhân sự của Ban điều hành phải dành cho thành viên đến từ các nước Thượng đỉnh Đông Á có những đóng góp tài chính nhiều nhất trong vòng 3 năm qua. Sự phân bổ này vốn dĩ không dựa trên cơ sở đề xuất của NMG và sẽ không bao giờ là hướng đi tốt để hình thành một Ban điều hành nhà trường và cũng không phải là lý do mà chính phủ yêu cầu NMG tiếp tục chức năng như là một bộ phận điều hành qua nhiều năm liên tiếp nhằm chờ đạo luật được sửa đổi”.

Yeo nhấn mạnh quyết định bất ngờ này đang làm cản trở và gây ra nhiều nguy hại đối với sự phát triển Đại học Nalanda. “Khi được mời để kế nhiệm ông Amartya Sen vào năm ngoái, tôi đã liên tục nhắc lại rằng nhà trường nên được tự chủ. Và những gì đang diễn ra không như ý muốn đó”.

“Chúng ta trân trọng George Yeo và ghi nhận những đóng góp của ông đối với công trình phục hồi Đại học Nalanda”, phát ngôn nhân Swarup nói. “Tuy nhiên những quyết định từ chức này là điều chưa có trong tiền lệ, nhà trường sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật và căn cứ vào đó cho các hoạt động của mình”.

Tọa lạc trong khu hành hương tâm linh Phật giáo tại thị trấn Rajgir, quận Nalanda, Đại học Nalanda được phục hồi và chiêu sinh khóa học đầu tiên vào tháng 9-2014 trên khu đất tạm.

Nalanda là một khu đại học rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII. Kế hoạch hồi sinh Trường Đại học Nalanda dựa trên tầm vóc của Trường Nalanda cũ đã được Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và Thái Lan công bố vào năm 2006.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, các quốc gia ở Đông Nam Á, và các quốc gia Australia, New Zealand, Nga, Mỹ cũng đã đưa ra sự ủng hộ cho nỗ lực hồi sinh Trường Đại học Nalanda.

Bảo Thiên
(theo Business Standard)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bà con vùng nhiễm mặn nhận nước lọc từ đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá

Đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) trao 600 bình nước ngọt đến 300 gia đình tại Bến Tre

GNO - Sáng 24-4, đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá do Đại đức Thích Thiện Triều, Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.Vũng Tàu (BR-VT) và Ni sư Thích nữ Phước Duyên, Phó trụ trì Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) tiếp tục trao 600 bình nước ngọt đến các xã đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre.

Thông tin hàng ngày