GNO - Novak Djokovic bị cuốn hút bởi thiền và lời dạy của Đức Phật suốt thời gian thi đấu giải Wimbledon.
Mặt của bà Sutheera Pflughaupt sáng rực lên khi tên của Novak Djokovic được xưng danh. Bà là đầu bếp tình nguyện tại một trung tâm Phật giáo mà tay vợt số 1 thế giới thường đến thực tập thiền và nạp “năng lượng” giữa các trận đấu của giải Wimbledon, trải qua nhiều năm họ đã trở nên thân thiết.
Thiền tĩnh tâm tại một ngôi chùa Phật giáo rất quan trọng đối với tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic - Ảnh: Reuters
“Mỗi năm, cậu ấy đều đến ở trong một căn nhà gần chỗ chúng tôi, nhiều năm trôi qua như thế”, bà nói về tay vợt người Serbia. “Tôi có nhiều tấm hình chụp chung với cậu ấy. Tôi nhận được nhiều vé mời, có lẽ ngày mai tôi sẽ đến xem cậu ấy thi đấu”.
Trung tâm Phật giáo Buddhapadipa nằm ở vùng ngoại ô, cách câu lạc bộ All England 10 phút đi bộ và Djokovic cho biết hôm tối thứ Năm, rằng anh đã đến đó nhiều lần trong suốt 2 tuần của giải Wimbledon.
“Thật sự, nơi này rất dễ chịu và yên bình”, anh nói. “Tôi ở trong một ngôi nhà gần đó. Nhìn chung, chúng tôi thích Wimbledon và Luân Đôn bởi lẽ có rất nhiều công viên và khí hậu tự nhiên - những nơi mà bạn có thể xem như là chỗ nghỉ ngơi trong suốt hai tuần bận rộn của giải Grand-slam”.
“Đúng là có rất nhiều áp lực và căng thẳng, vì thế bạn cần có một nơi mà bạn có thể xả bỏ hết và nạp lại năng lượng mới cho chính mình. Ở một khía cạnh nào đó, nó là sự riêng tư. Nhưng tôi chỉ có thể nói rằng đây là một nơi rất nhẹ nhàng, trong lành và tôi vô cùng thích điều đó”.
Khi đến, Diokovic thường đi qua thiền thất của các vị sư người Thái Lan và đi thẳng vào khu vườn nơi mà anh ấy thiền tập trong vòng 1 giờ.
Novak Djokovic trước chánh điện chùa Thái Lan tại khu vực Wimbledon, Anh - Ảnh: INT
Nơi đây không chỉ là không gian phản chiếu mà còn tạo một niềm tin rằng thời đại Victoria đang ở giải đấu này, với những ngôi sao quần vợt đang cố gắng vượt qua một nửa mùa giải.
Phòng ăn và phòng nghỉ của Trung tâm đầy những nến và các tượng Phật bằng vàng, khu vườn có một đài nước được hiến cúng bởi vua Thái và các bức tường bên trong ngôi chùa được sơn tỉ mỉ do nhóm thợ lành nghề gồm 25 người hoàn thành trong 4 năm.
Nhóm nghệ nhân sinh sau những năm 80 này thiết kế lại dường như muốn nhấn mạnh rằng Phật giáo phù hơp với mọi lứa tuổi, vì thế trong miêu tả về cuộc sống, sự Niết-bàn của Đức Phật, Djokovic thực tập thiền phía dưới bước tranh tường nổi bật đã thể hiện sự hiện đại hơn cả bà Margaret Thatcher, đại tá Gaddafi và nhóm nhạc rock.
Trong khi những tình nguyện viên chủ yếu là người Thái Lan rất háo hức với đồng đạo người Serbia của họ thì chư Tăng có mặt tại trung tâm hôm thứ Sáu không sẵn sàng nói về anh ta.
Có lẽ chính chư Tăng bị hạn chế không xem bất cứ loại hình giải trí nào, kể cả quần vợt - mà gần đó nhất chư Tăng có thể cảm nhận tiếng cổ vũ vang dội xung quanh vườn chùa từ Murray Mound.
Trên thảm đỏ bên trong chùa, cô Lynne Parry, người hiện công quả toàn thời gian tại chùa giải thích lý do việc Djokovic bị cuốn hút bởi thiền tập và lời dạy của Đức Phật. “Đó là sự quán chiếu, tập trung vào hiện tại mà không phải là quá khứ hay tương lai. Đó chính là vì nhân sinh - Đức Phật không phải là thần linh mà một con người thật”.
Cô ấy cũng cho biết tại sao Roger Federer hiện chưa thể theo kịp đối thủ của mình trong việc tìm kiếm bình an nội tại khi khẳng định: “Vô ngã là một ý niệm rất quan trọng. Nó chính là sự từ bỏ bản ngã”.