Tên gọi mới cho công trình in ấn Đại tạng kinh Việt Nam

GNO - TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS ký văn bản số 263/TB-HĐTS, ngày 28-7-2020, thông báo tới Hòa thượng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, kết luận tên gọi cho công trình in ấn Đại tạng Kinh Việt Nam được Giáo hội giao phó cho Viện là “Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam”.

dai-tang-kinh.jpg

Đại tạng kinh Việt Nam, ấn bản nhiệm kỳ 2012-2017 của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Thông báo cũng cho biết, năm 2019, trong báo cáo số 460/BC-VNC của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam có đề nghị việc in ấn công trình Đại tạng kinh Việt Nam tựa đề mới là “Thánh điển Phật giáo Việt Nam”.

Tuy nhiên, trong Hội nghị Ban Thường trực HĐTS ngày 10-7-2020 tại thiền viện Quảng Đức - TP.HCM, chư tôn đức trong Ban Thường trực đã có ý kiến về tên gọi mới này.

IMG_2863.jpg

Đại tạng kinh Việt Nam, ấn bản đầu tiên

Ngày 17-7-2020, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã có văn bản do Hòa thượng Viện trưởng ký gửi Ban Thường trực HĐTS, giải trình về việc sử dụng tựa đề cho công trình in ấn “tổng tập Đại tạng kinh Việt Nam”.

Thông báo 263/TB-HĐTS cũng thông tin cho biết “Sau khi trao đổi với chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định sử dụng tựa đề Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam cho công trình in ấn Đại tạng kinh Việt Nam”.

D.Nghiêm

IMG_7184.jpg

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trao quà Trung thu đến các em học sinh

Chùa Dư Khánh và Đoàn Thanh niên Bệnh viện Bình Dân khám bệnh, trao quà đến người khiếm thị

GNO - Sáng 9-8, tại Nhà văn hóa thiếu nhi TP.Gò Công, chùa Dư Khánh (P.2, TP.Gò Công, tỉnh Tiền Giang) kết hợp với Đoàn Thanh niên Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) tổ chức khám bệnh, tặng thuốc miễn phí và quà đến người khiếm thị, bà con có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời tặng quà Trung thu đến các em học sinh.
Nhiếp phục sợ hãi

Nhiếp phục sợ hãi

GNO - Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này hoành hành con người là sanh lão bệnh tử. Tại sao chúng ta sợ?

Thông tin hàng ngày