Tết của mẹ tôi

GNO - Đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được cái cảm giác háo hức trông cho mau đến Tết. Nó hồn nhiên, vụng dại biết chừng nào! Vừa hết Tết là tôi trông cho đến Tết nữa, để được mặc quần áo mới, được lì xì, được ăn bánh mứt ê hề… Thú vị nhất vẫn là được chơi thỏa thích, dù là làm hư hao đồ vật hay làm sai việc gì vẫn không bị la rầy.
mevatet.jpg
Mẹ & ngày Tết

Ngày đó, nhà tôi không có gì gọi là khá giả, nhưng Tết nào mẹ vẫn may quần áo mới cho hai anh em tôi. Mẹ lúc nào cũng may trừ hao, nên chúng tôi luôn xúng xính, thùng thình trong bộ quần áo quá khổ. Mẹ bảo: “Có quần áo mới là may mắn rồi, cần chi vừa vặn. Tụi con lớn nhanh như thổi, không may thế này kẻo năm sau lại chật ních. Tốn kém lắm!”.

Gần Tết, mẹ thường đi chợ huyện mua đồ khô như đường, đậu, bột ngọt, bún khô, thèo lèo… Tuy nhiên đến 30 Tết mẹ mới mua trái cây và hoa chưng, vì hàng bông cuối năm thường rất rẻ, nếu không bán nốt thì sang mồng một chẳng ai thèm mua. Mọi thứ đều được dành cho những ngày Tết nên mẹ đem tất cả khóa vào trong tủ, làm hai anh em tôi thèm quá chừng. Tôi hay rối rít bên chân mẹ trong lúc mẹ sên mứt để được thử mứt do mẹ làm, hoặc cạo phần đường còn dính lại trong nồi mỗi khi mẹ đổ ra mâm phơi.

Vì là con dâu duy nhất trong nhà nên chuyện cúng ông bà vào chiều 30 Tết cũng một tay mẹ lo liệu. Vào đêm giao thừa, anh em tôi ngồi quây quần bên nồi bánh tét để trông chờ mẹ cắt thử khoanh bánh do chính tay mẹ gói. Và dường như lần nào cũng thế, anh em tôi đều tấm tắc khen ngon.

Sáng mồng một Tết, mẹ cho hai anh em tôi mặc quần áo mới, dặn dò phải ngoan, còn cho tiền bỏ vô túi lấy hên. Cả nhà quây quần mừng tuổi ông bà nội. Ba tôi viết cho anh Hai học thuộc bài chúc thọ mấy ngày trước, anh tôi đọc làu làu, ai cũng khen hay, mẹ tôi là người vui nhất. Sau đó anh em tôi chào ông bà nội rồi về thăm ngoại. Mọi chuyện trong nhà mẹ đã chuẩn bị chu tất, nên bà nội không làm khó dễ gì khi mẹ xin phép về thăm quê ngoại.

Bước ra đường với không khí ấm áp của ngày đầu xuân, dù chỉ ngồi trên “con ngựa sắt” do chính ba chở qua những con đường gồ ghề đất đá, tôi vẫn thấy hạnh phúc vô cùng. Nhà tuy không giàu, nhưng tình thương của cả nhà luôn ấp ám như mùa xuân. Thương nhất là mẹ tôi, quần quật cả năm mới được nghỉ tay mấy ngày Tết về thăm ngoại. Tuy vậy, về ngoại, mẹ vẫn xông xáo vào làm hết chuyện này đến chuyện kia. Cũng vì tính cần cù chịu khó của mẹ mà mẹ được ông bà nội và ba yêu thương, ngay cả anh em tôi cũng thế. Tết của mẹ là vậy, như con tằm miệt mài nhả tơ!

Trần Thái Học (Bến Tre)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Nghệ thuật Phật giáo ở Lumbini

Nghệ thuật Phật giáo ở Lumbini

NSGN - Vào giai đoạn nguyên thủy của nền văn minh nhân loại, nhiều biểu tượng cũng như các hình thức nhân hóa đã được sử dụng để thể hiện cảm xúc của con người, cảm xúc tâm linh, ví dụ như rắn và mẫu thần liên quan đến nghi lễ sinh sản hoặc nông nghiệp, một hiện tượng phổ biến trong tất cả các nền văn hóa.
Lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Ánh sáng từ bi và trí tuệ qua ý nghĩa Vesak

GNO - Sự đản sinh của Đức Phật mang theo thông điệp về lòng từ bi, là lời kêu gọi nhân loại hãy sống một cuộc đời ý nghĩa, gieo trồng những hạt giống lành và lan tỏa tình thương đến muôn loài. Đức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là biểu tượng của sự giác ngộ, ánh sáng từ bi và trí tuệ.
Xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức đã được cung thỉnh an vị tại tháp Đa Bảo - công trình kỷ niệm Pháp nạn 1963 trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM), vào sáng 11-5 (14-4-Ất Tỵ)

Quả tim Đa Bảo

GNO - Giác Ngộ online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ "Quả tim Đa Bảo" do Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN viết nhân Lễ cung thỉnh, chiêm bái và tôn trí xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức vào tháp Đa Bảo, Việt Nam Quốc Tự.

Thông tin hàng ngày