Thái Lan: Dự án thiết lập Trung tâm Phật giáo Thế giới bị phản đối

Thái Lan: Dự án thiết lập Trung tâm Phật giáo Thế giới bị phản đối
Bangkok, Thái Lan -- Những nông dân không đất đang phản đối kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường giao 20,000 rai(*) đất rừng đã bảo vệ để thiết lập Trung tâm Phật giáo Thế giới ở Nakhon Ratchasima.

 Dự án là đứa con tinh thần của bộ trưởng Suwit Khunkitti đưa ra sau khi kế hoạch trục xuất các nhà sư ra khỏi khu bảo tồn rừng của ông vấp phải sự phản đối của các nhà sư đang ẩn tu trong rừng.

Gần đây nhất, ngài bộ trưởng bỏ ý tưởng di dời các tu viện trong rừng và đề xuất kế hoạch thành lập Trung tâm Phật giáo Thế giới, nơi chư tăng ni từ Thái Lan và khắp nơi trên thế giới có thể thực hành giáo pháp, trên diện tích 20,000 rai đất rừng,.

Trưởng Ban Rừng Hoàng gia Thái Lan Somchai Pienstaporn cho rằng khu bảo tồn rừng Khao Phu Luang ở Wang Nam Khieo là nơi phù hợp với trung tâm đã được đề xuất này. Ông Somchai nói: “Địa điểm rất phù hợp với sáng kiến của bộ trưởng.” Và ông cũng nói thêm rằng các ban nghành của nhà nước đang tiếp tục cấp giấy phép đất đai cho khu vực.

Sáng kiến của bộ trưởng Suwit lại một lần nữa vấp phải sự phản kháng quyết liệt, nhưng lần này là từ hội những nông dân không đất.

Cố vấn Hệ thống Cải cách Đất đai Prayong Doklamyai nói ông thất vọng với kế hoạch giao một số lượng diện tích đất bao la cho dự án vĩ đại của ngài bộ trưởng, trong khi hàng triệu nông dân không có đất để sinh sống. “20,000 rai đất là phương tiện cho nhiều người không có nơi sinh sống hoặc lập trang trại. Tốt hơn hết là nên giao đất cho người nghèo,” ông Prayong phát biểu.

Ông cũng kêu gọi bộ trưởng Suwit đẩy nhanh tiến độ giao đất qua chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho cộng đồng của chính phủ.

Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho cộng đồng là chính sách ưu tiên hàng đầu của chính phủ của thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Mục đích của kế hoạch này là giải quyết những tranh cãi về đất đai giữa các ban nghành của nhà nước và cư dân đang sinh sống trên vùng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước, như các khu bảo tồn rừng chẳng hạn.

Chính phủ dự kiến giới thiệu ít nhất 30 địa điểm trên toàn quốc qua dự án thí điểm giao đất cho cộng đồng. Việc phân đất cho các cộng đồng thuộc những địa điểm này - trong đó có 20 địa điểm thuộc quyền giám sát của bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, - đã diễn ra lề mề, chậm chạp, ông Prayong cho biết.

Bộ trưởng Suwit nói cho phép cư dân sống trong rừng phá luật rừng. Qua việc thực thi chính sách của ngài bộ trưởng, một nhóm thề xin một con mắt của ông, vì đã lơ là giải quyết vấn đề của các cư dân sống trong rừng mặc dù quỹ đất rộng lớn đã giao cho bộ của ông.

Ông Prayong cho biết bộ trưởng Suwit dự kiến duyệt chi khoảng 2 tỷ bath để điều tra số lượng người cư trú trong rừng trên toàn quốc.“Điều tra là không cần thiết vì nó đã được tiến hành vài lần trước đây. Việc cần giải quyết mâu thuẫn giữa bộ và những cư dân sống trong rừng là gì thì lại không có một cuộc điều tra mới, nhưng chỉ hành động”, ông Prayong nói.

Khoảng 12 triệu người trong 2700 cộng đồng trên toàn quốc là cư dân sống trong rừng. Việc thành lập Trung tâm Phật giáo Thế giới hẳn là tốn kém và chỉ giúp cho một thiểu số người.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày