Thái Nguyên: Trường hạ chùa Phù Liễn phổ biến Hiến chương, Quy chế hoạt động Ban Tăng sự T.Ư

Trường hạ chùa Phù Liễn phổ biến Hiến chương, Quy chế hoạt động Ban Tăng sự T.Ư
Trường hạ chùa Phù Liễn phổ biến Hiến chương, Quy chế hoạt động Ban Tăng sự T.Ư
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 4-9, tại trường hạ chùa Phù Liễn (TP.Thái Nguyên), Đại đức Thích Chúc Tiếp, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh triển khai, phổ biến Hiến chương GHPGVN, Quy chế Ban Tăng sự T.Ư, nhiệm kỳ 2022-2027.
Đại đức Thích Chúc Tiếp giới thiệu duyên khởi của GHPGVN

Đại đức Thích Chúc Tiếp giới thiệu duyên khởi của GHPGVN

Theo đó, Đại đức Thích Chúc Tiếp đã giới thiệu duyên khởi của Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VII và Quy chế Ban Tăng sự T.Ư, nhiệm kỳ 2022-2027, nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế và hoàn cảnh phát triển của xã hội. Hiến chương sửa đổi lần thứ VII được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu việt của Hiến chương đầu tiên được Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam cả nước nhất trí thông qua năm 1981, được tu chỉnh lần thứ nhất tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc khóa II - năm 1987, tu chỉnh lần thứ hai tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc khóa III - năm 1992, tu chỉnh lần thứ ba tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc khóa IV - năm 1997, lần thứ tư tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc khóa VI - năm 2007, lần thứ năm tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc khóa VII - năm 2012, lần thứ sáu tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc khóa VIII - năm 2017. Đến nay, Hiến chương GHPGVN đã được tu chỉnh lần thứ VII và được chính thức thông qua tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần IX vào ngày 29-11-2022.

Quy chế Ban Tăng sự T.Ư, nhiệm kỳ IX (2022-2027) gồm 15 chương và 85 điều, được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua ngày 8-3-2023 có hiệu lực thực hiện từ ngày 14-3-2023. Các quy định trước đây có liên quan đến lĩnh vực Tăng sự trái với Quy chế mới này đều không còn hiệu lực. “Mục đích điều chỉnh Quy chế Ban Tăng sự lần này hướng đến tính thống nhất giữa nhận thức và hành động, nhằm điều chỉnh hành vi của Tăng Ni, trụ trì các tự viện”. Ngoài xác định quyền và nghĩa vụ của Tăng Ni, các tự viện, đây còn là Quy chế có sự kế thừa tính ưu việt từ các nội quy trong các nhiệm kỳ trước.

Tăng, Ni hành giả tham dự buổi phổ biến Hiến chương và các quy chế của GHPGVN

Tăng, Ni hành giả tham dự buổi phổ biến Hiến chương và các quy chế của GHPGVN

Ngoài ra, Đại đức Thích Chúc Tiếp cũng triển khai nhiều điều về hoạt động tôn giáo, thủ tục thuyên chuyển và các nội quy hoạt động khác. Trong đó, phổ biến và triển khai sâu rộng điều 81 trong Quy chế về việc sử dụng không gian mạng của Tăng, Ni nhằm mục đích hướng dẫn Tăng ,Ni có chánh kiến và chánh niệm trong việc sử dụng mạng internet.

Chương trình phổ biến, triển khai Hiến chương và quy chế hoạt động của Ban Tăng sự T.Ư đến Tăng, Ni tại hạ trường chùa Phù Liễn diễn ra vào các buổi sáng thứ Hai, Tư, Sáu hàng tuần cho đến kết thúc khóa hạ, cùng với việc học nội điển.

Tại đây, Ban Giảng huấn chia sẻ đến Tăng Ni học viên cách giải quyết các vấn đề về quản lý Tăng Ni, tự viện. Mỗi Tăng, Ni cần phải nghiên cứu sâu về Hiến chương và Quy chế của GHPGVN để có kiến thức vững vàng về pháp lý trong việc điều hành Phật sự tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khái quát về Mandala

Khái quát về Mandala

GNO - Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Thông tin hàng ngày