Thánh địa Phật giáo trở thành Di sản văn hóa thế giới

GN - Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vừa công nhận Bagan, Thánh địa Phật giáo Myanmar, là Di sản văn hóa thế giới.

Quyết định công nhận được đưa ra sau đúng ¼ thế kỷ thành phố cổ bao gồm nhiều tháp và chùa Phật giáo này lần đầu tiên được đề xuất.

bagan 2.jpg


Bagan, Thánh địa Phật giáo Myanmar

Hội đồng Quốc tế về di sản của UNESCO khuyến cáo Myanmar cần tuân thủ Luật Di sản của Liên Hiệp Quốc nhằm giảm thiểu những tác động do sự phát triển du lịch đến các tự viện Phật giáo thuộc Bagan.

Bagan từng là cố đô quan trọng của Myanmar, nơi đây hiện có đến gần 3.500 tháp, chùa và tu viện Phật giáo được xây từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, đang là địa danh nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch.

Năm 1995, Bagan được đề nghị là Di sản thế giới nhưng bị từ chối. Đến năm 2016, một trận động đất đã làm cho hàng trăm ngôi chùa và tháp tại đây bị hư hại.

Tâm Nhiên
(theo The Straits Times)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày