Thấy ánh sáng lóe lên từ những câu chuyện đời...

GN - Vừa có triển lãm thứ 9 và ra mắt tập sách thứ 4 mang tên Ánh sáng cuộc sống, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong tiếp tục khẳng định thương hiệu là người len lỏi vào cuộc sống, nhìn xuống những phận người với những câu chuyện nhân văn, xúc động.

anhTTP.jpg
Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong

Trước đó, Trần Thế Phong đã có 6 triển lãm ảnh trong nước và hai triển lãm ở Thụy Sĩ (tháng 9-2014). Tại triển lãm Ánh sáng cuộc sống (từ 23 tới 27-8-2015), nhiều người đã lắng lòng trước những bức ảnh ghi nhận sinh hoạt chốn thiền môn, những lễ hội văn hóa và những đóng góp thầm lặng, đầy tình người của Tăng Ni Phật giáo Việt Nam. Trò chuyện với Giác Ngộ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong chia sẻ:

- Từ năm 1995 đến nay (tròn 20 năm) tôi theo đuổi nghề nhiếp ảnh và có 15 năm chụp ảnh nghệ thuật, bộ ảnh nào tôi cũng chăm chút và nặng lòng với cuộc sống, muốn chuyển tải những con người, thân phận bình dị nhưng chan chứa yêu thương, căng tràn sức sống, sự vươn lên của họ đến với công chúng.

Riêng, bộ ảnh gồm 108 tấm triển lãm đợt này với chủ đề Ánh sáng cuộc sống là một góc nhìn khác, gần gũi của đời sống nơi cửa thiền, với những con người chọn hướng đi về phía ánh sáng giải thoát nhưng vẫn làm việc giúp đời, đi vào cuộc đời bằng những việc làm cụ thể. Đó chính là tu tập, là làm đạo, để cho người xem thật hiểu về đời sống của người xuất gia, không phải là cái gì đó xa xôi, tách biệt với cuộc đời mà rất thanh thoát, gần gũi.

Ở đó, người xem sẽ thấy và nhận ra, người tu cũng làm việc, cũng sống, cống hiến, nhưng trong mỗi việc làm đều có đại nguyện dấn thân, đều có sự giải thoát, chuyển tải nét đẹp, thiền vị ở trong đó. Từ những chú tiểu đến quý Hòa thượng lớn, tất cả đều mang “ánh sáng” từ nội tâm thông qua những sinh hoạt, việc làm cụ thể, thường nhật...

Bộ ảnh thật sự rất công phu, anh phải mất bao lâu để thực hiện?

- Nhiếp ảnh gia TRẦN THẾ PHONG: Hơn 10 năm trước tôi đã ấp ủ làm bộ ảnh này. Thực ra, để những bộ ảnh ra đời thì tác giả cần phải góp nhặt theo cách bỏ ống heo, nghĩa là đi đâu, làm gì cũng trong tư thế tác chiến, chụp lại những khoảnh khắc, để dành đó. Khi xem bộ ảnh, bạn sẽ thấy, có những bức ảnh tôi đã chụp 9-10 năm trước, có những hình ảnh mới và được sắp xếp lại một cách chỉn chu.

Sở dĩ đến bây giờ tôi mới cho ra mắt bộ ảnh này là vì... bây giờ mới đủ duyên. Khi mình đã gạt bỏ được mọi hơn thua, ám ảnh về danh vọng, ảo tưởng về mọi thứ; khi lòng mình đã lắng lại và nhận ra những nét đẹp thật sự bên cạnh những giả tạo của cuộc sống thì tôi mới cho ra mắt bộ ảnh.

 Chính vì vậy mà khi người xem chạm vào những bức ảnh (cũng là đời sống, sinh hoạt của thiền môn) trong bộ ảnh Ánh sáng cuộc sống đã đồng cảm được và có cảm xúc thực sự. Tôi rất hạnh phúc vì trong những ngày diễn ra triển lãm, có những người xem những bức ảnh thiện nguyện của chư Tăng Ni, như bức ảnh tắm cho các cụ già của quý sư cô đã rớt nước mắt vì xúc động. Điều đó có nghĩa là “Ánh sáng cuộc sống” đã rọi vào được lòng khán giả, để chính họ cũng được một lần nuôi dưỡng tình thương nơi tâm hồn, nhận ra rằng, cuộc sống còn nhiều điều cần quan tâm, nếu có quan tâm thì sẽ không vô cảm.

Để có những bức ảnh truyền cảm hứng và khơi dậy tình người nơi người xem đâu phải là điều dễ dàng?

- Tôi xuất thân là một người nghèo khó. Từ nhỏ, tôi sống xa ba mẹ, ở với một người cô nuôi, gần nhà có một ngôi chùa. Đó là nơi đã gieo lòng nhân ái, niềm tin cho tôi đầu tiên, nên tôi hiểu cuộc sống cần sẻ chia để nhân lên hạnh phúc. Từ những sẻ chia, động viên của Tăng Ni đã hình thành nên con người tôi như hiện tại, tôi luôn tâm niệm làm được gì cho cuộc sống thì làm một cách chân thành, hết lòng. Trong làm nghề tôi cũng suy nghĩ như thế, nên tôi luôn hướng về những thân phận con người với những câu chuyện cuộc sống.

Ví dụ như Gánh là câu chuyện về những người phụ nữ, Bão Chanchu, nỗi đau còn đó là những con người sau bão dữ ở miền Trung, Vượt qua bóng tối là hình ảnh những người khiếm thị... Tôi nghĩ, nhiếp ảnh hay bất kỳ lĩnh vực nào cũng không thể tách rời cuộc sống, nếu không gắn với đời sống con người thì sẽ khó đi vào lòng người.

Hơn nữa, như đã nói, tôi được lớn lên bên cạnh mái chùa, là người đã phát tâm ăn chay trường 28 năm nay, nên tôi muốn làm một bộ ảnh về chùa chiền, đời sống thiền môn để kể cho mọi người câu chuyện thầm lặng phía sau cổng chùa. Ở đó có những sự dấn thân, sống đạo đức, cao thượng thông qua các hoạt động tâm linh, từ thiện. Những nụ cười của quý sư cô, các chú tiểu và sự tĩnh lặng của các vị Hòa thượng cũng là một bài pháp sống động, giúp người ta cảm thấy nhẹ nhàng, an vui ngay từ khi chạm vào.

Điều đó có nghĩa là nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong làm nghệ thuật nhưng cũng là cách tri ân cuộc sống, thắp lửa niềm tin, chia sẻ tình người?

Cảm nhận từ “Ánh sáng cuộc sống”

- Trần Thế Phong đã mang đến những bức ảnh tuyệt đẹp, cuộc sống trở nên bình an hơn, yêu thương hơn... từ những bức ảnh anh ghi lại (Hà Thanh Vân)

- Nhiều tấm ảnh trong triển lãm của anh Thế Phong đã thực sự chạm vào trái tim tôi (Phạm Hồng Thái)

- Nhắc đến Trần Thế Phong, điều đầu tiên tôi nghĩ đến anh là người ăn chay trường nên việc anh chụp hình Tăng Ni cũng là dễ hiểu (Binh Phạm)

- Tác giả đã làm cho lòng từ bi sống lại, vốn đã có sẵn trong lòng mỗi người (Minh Hoằng)

- Ảnh của anh Thế Phong luôn đong đầy cảm xúc, bước vào thật nhẹ nhàng, bước ra thật thư thái (Uyên Lê)

- Không dám nhận về mình những điều lớn lao ấy, nhưng thực sự, mọi việc làm của tôi luôn có những người âm thầm ủng hộ, giúp đỡ. Mỗi bộ ảnh được triển lãm, in sách và lan tỏa, ra đến nước ngoài đều có nhân duyên đặc biệt của nó.

Bên cạnh đó, quan trọng là chính nhân vật và những câu chuyện của họ trong ảnh mới là “tiếng nói” xúc chạm đến trái tim mọi người. Có thể nói, chính họ đã đã thắp niềm tin cho tôi, để tôi tiếp tục làm việc, sáng tác, là nguồn đề tài để những nhiếp ảnh gia khai thác, chuyển tải.

Do vậy, trong mỗi lần triển lãm, mỗi bộ ảnh ra mắt tôi đều dành phần lợi nhuận và tiền quyên góp được để chia sẻ lại với mọi người thông qua các suất quà, học bổng.

Tôi hiểu, cuộc sống này là vô thường, khi mình chết chẳng mang theo được gì nên tôi thích làm cho mọi người hơn là cho bản thân mình (hiện tại, anh vẫn ở nhà thuê tại quận 6, TP.HCM, nhưng những triển lãm, bán tranh, sách, quyên góp mà Trần Thế Phong đã thực hiện cho người nghèo, trẻ em thì lên đến trên 1,5 tỷ đồng - PV).

Tôi thấy ánh sáng luôn lóe lên từ những câu chuyện đời, như trong bộ ảnh Ánh sáng cuộc sống, dù những người già neo đơn, cô nhi... là kém may mắn, nhưng họ vẫn còn may mắn rất nhiều vì đã được bàn tay che chở của nhà chùa, của Tăng Ni, của những người con Phật!

Sau triển lãm ở TP.HCM, Ánh sáng cuộc sống sẽ tiếp tục ở đâu nữa không, thưa anh?

- Chư tôn đức có gợi ý tôi nên làm ở Huế và một số nơi khác, để giới thiệu, quảng bá hình ảnh Phật giáo đến với Phật tử, công chúng. Tôi rất vui vì gợi ý đó và đang tính sẽ tổ chức ở Huế hoặc bất cứ đâu nếu có yêu cầu...

Vâng, cám ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện. Mong rằng bộ ảnh sẽ có thêm nhiều buổi triển lãm để hình ảnh Phật giáo được lan tỏa hơn...

ANH VANG CO DO.jpg
Ánh vàng cố đô - Ảnh: Trần Thế Phong

VONG PHAP.jpg
Vọng pháp - Ảnh: Trần Thế Phong

NGAY RAM.jpg
Ngày rằm - Ảnh: Trần Thế Phong

CHUNG SUC.jpg
Chung sức

TUOI THO.jpg
Tuổi thơ - Ảnh: Trần Thế Phong

CUU DO.jpg
Cứu giúp - Ảnh: Trần Thế Phong

AN LAC.jpg
An lạc - Ảnh: Trần Thế Phong

Lưu Đình Long thực hiện

Triển lãm ảnh lần thứ 9 của Trần Thế Phong

Từ 23 đến 27-8-2015, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong đã tổ chức triển lãm 108 bức ảnh với nhiều góc độ khác nhau trong đời sống thường nhật của chư Tăng Ni ở chốn thiền môn như tụng niệm, thiền định, lao động, những nghi lễ và quá trình tu học và những công việc thiện nguyện, nuôi nấng và dạy dỗ các trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, chăm sóc những người già neo đơn, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn…

Triển lãm diễn ra tại Nhà trưng bày triển lãm thành phố (92 Lê Thánh Tôn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) với chủ đề “Ánh sáng cuộc sống”, được HT.Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN nhận định: “Đây là những nét chấm phá đơn giản, nhẹ nhàng, rất hiện thực và ý vị, dễ đi vào lòng người”.

Ông Lê Xuân Thăng, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cũng đánh giá cao tinh thần lao động nghệ thuật của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong cùng bộ ảnh đang triển lãm cũng như những bộ ảnh đã triển lãm trước đó, tất cả đều được đầu tư công phu, thể hiện sự nghiêm túc, sáng tạo trong sự nghiệp nhiếp ảnh của nhà nhiếp ảnh sinh năm 1969 này.

Được biết, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong từ năm 2006 đến năm 2015 đã tổ chức được 7 cuộc triển lãm ảnh cá nhân trong nước và hai tại Thụy Sĩ. Đồng thời, anh cũng đã xuất bản 4 tập sách ảnh với các chủ đề như: Gánh (2011), Những nẻo đường tuổi thơ (2012), Vượt qua bóng tối (2014), Ánh sáng cuộc sống (2015)…

Yến Nhi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày