Thêm một đơn vị ngoài Giáo hội chủ trương thực hiện dịch và xuất bản Đại tạng kinh

 Lễ ra mắt và giới thiệu bản kinh Trường A-hàm, tập đầu tiên của bộ Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (Việt dịch) của Viện Nghiên cứu Châu Á vào ngày 16-3
Lễ ra mắt và giới thiệu bản kinh Trường A-hàm, tập đầu tiên của bộ Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (Việt dịch) của Viện Nghiên cứu Châu Á vào ngày 16-3
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Viện Nghiên cứu châu Á vừa tổ chức lễ ra mắt và giới thiệu bản Trường A-hàm, tập đầu tiên của bộ Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (Việt dịch) hôm 16-3, tại Khu truyền thống - dã ngoại Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU, Đồng Nai). Ấn phẩm này đánh dấu thêm một đơn vị chủ trương thực hiện Đại tạng kinh hiện nay.
Bản Việt dịch kinh Trường A-hàm

Bản Việt dịch kinh Trường A-hàm

Lễ ra mắt bản Việt dịch kinh Trường A-hàm của 2 dịch giả là Tỳ-kheo Thích Hạnh Bình và Tỳ-kheo Thích Đồng Thọ thu hút sự quan tâm đông đảo Tăng Ni, các nhà nghiên cứu, giáo dục gần xa về tham dự.

Khách mời tham dự

Khách mời tham dự

Theo chia sẻ của Thượng tọa Thích Hạnh Bình, Tiến sĩ Phật học, Chủ nhiệm dự án biên dịch bộ Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh của Viện Nghiên cứu Châu Á thì bộ Đại tạng kinh mà đơn vị này đang tổ chức biên dịch - xuất bản là bản Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh do các học giả người Nhật, Takakusu Junjiro, Watanabe Kaikyoku,… biên tập, hoàn thành vào năm 1934.

Bản này có tổng cộng có 2.920 bản kinh văn các loại, trong đó có đến 1.692 tác phẩm, gồm kinh, luật, luận và sớ giải có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngoài những tác phẩm này còn có 1.228 tác phẩm gồm các bộ sớ giải, thích kinh, thích luật và thích luận… của các vị Tổ sư người Hoa và Nhật Bản.

Tặng bản Kinh Trường A-hàm đến khách mời tham dự, tập đầu tiên của bộ Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh

Tặng bản Kinh Trường A-hàm đến khách mời tham dự, tập đầu tiên của bộ Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh

Việc ra mắt bản Trường A-hàm trong dự án này đánh dấu thêm một đơn vị ngoài Giáo hội chủ trương thực hiện dịch Đại tạng kinh sang tiếng Việt. Bên cạnh các đơn vị, tổ chức đã và đang thực hiện.

Thượng tọa Thích Hạnh Bình cho biết bộ Việt dịch Đại tạng kinh này sau khi hoàn thành sẽ giúp cho giới nghiên cứu có căn cứ để ghi nhận, bộ phận kinh điển trong bản Hán dịch Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh có nguồn gốc từ Ấn Độ; cũng như thấy rõ sự dị biệt giữa hai nền văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa; cung cấp nguồn tư liệu đầy đủ nhất cho người nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Phật học ở quê hương của Đức Phật lịch sử.

Lễ ra mắt bản kinh Trường A-hàm, tập đầu tiên của bộ Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (Việt dịch) của Viện Nghiên cứu Châu Á đánh dấu thêm một đơn vị ngoài Giáo hội chủ trương thực hiện dịch và xuất bản Đại tạng kinh

Lễ ra mắt bản kinh Trường A-hàm, tập đầu tiên của bộ Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (Việt dịch) của Viện Nghiên cứu Châu Á đánh dấu thêm một đơn vị ngoài Giáo hội chủ trương thực hiện dịch và xuất bản Đại tạng kinh

Cũng theo Thượng tọa Thích Hạnh Bình, đây là tư liệu giúp cho các nhà nghiên cứu thấy rõ hai hệ thống triết học về ‘hiện tượng luận’ của luận sư phái Hữu bộ thuộc thời kỳ Bộ phái và ‘Bản thể luận’ của Long Thọ thuộc Đại thừa; là nguồn tài liệu cơ bản để Tăng, Ni và Phật tử người Việt có thể trực tiếp đọc, hiểu lời Phật dạy; nguồn tư liệu cơ bản phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục - đào tạo ngành Phật học…

Được biết, ngoài bản kinh in giấy này, độc giả có thể tìm hiểu và đọc miễn phí trên website Đại Chánh tạng Việt dịch (daitangkinhvn.vn).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày