Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tổ chức hội thảo tại Hội An sau 2 năm tạm hoãn vì dịch Covid-19

Tổ đình Chúc Thánh (TP.Hội An, Quảng Nam) nơi diễn ra Hội thảo khoa học: “Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh - Lịch sử hình thành và phát triển”
Tổ đình Chúc Thánh (TP.Hội An, Quảng Nam) nơi diễn ra Hội thảo khoa học: “Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh - Lịch sử hình thành và phát triển”
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sau 2 năm tạm hoãn vì đại dịch Covid-19, Hội thảo khoa học với chủ đề “Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh - Lịch sử hình thành và phát triển” sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4-3 (nhằm ngày 12 và 13-2-Quý Mão) tại tổ đình Chúc Thánh (TP.Hội An, Quảng Nam).

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN phối hợp với Ban Điều hành Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tổ chức.

Được biết, các bài tham luận trong hội thảo lần này sẽ xoay quanh nội dung danh thắng, kiến trúc, nhân vật, lịch sử, văn học, tư tưởng... liên quan tới Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.

Dịp này, Ban Tổ chức cũng sẽ trình chiếu bộ phim Lịch sử truyền thừa Thiền phái Chúc Thánh.

Tượng Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo tôn thờ tại tổ đình Chúc Thánh
Tượng Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo tôn thờ tại tổ đình Chúc Thánh

Dòng Chúc Thánh được Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo khai sáng vào thế kỷ XVIII tại tổ đình Chúc Thánh, là một trong những dòng thiền lớn truyền thừa tại VN. Hội thảo lần này nhằm ghi nhận những đóng góp của Thiền phái Chúc Thánh trong sự nghiệp phát triển Phật giáo VN và trên thế giới.

Tổ sư Minh Hải (1670-1746) là một trong những vị cao Tăng của Phật giáo VN đầu thế kỷ XVIII. Ngài sinh năm Canh Tuất (1670) nhằm vào năm Khang Hy thứ 8 - triều nhà Thanh tại làng Thiệu An, H.Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc.

Vào năm Ất Hợi (1695), Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo theo phái đoàn của ngài Thạch Liêm sang nước ta tham dự giới đàn Thiền Lâm (kinh đô Phú Xuân - Huế). Sau khi giới đàn hoàn mãn, ngài đến vùng đất Quảng Nam để hoằng hóa. Ngài chọn một địa điểm hoang vắng, thưa người ở làng Thanh Hà, H.Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay là P.Tân An, TP.Hội An) dựng lên một thảo am để tu hành, thu nhận đệ tử. Sau đó ngài lập nên Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh và xuất kệ biệt truyền riêng cho đệ tử kế thế.

Ngài thị tịch vào ngày mùng 7-11-Bính Thân (1746), sau 49 năm hoằng hóa tại đất Quảng, trụ thế 77 năm. Nhục thân của ngài được cung thỉnh nhập bảo tháp ở phía Tây Nam trong khuôn viên tổ đình Chúc Thánh, TP.Hội An.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực là vị Thầy lãnh đạo gắn bó và gần gũi, vững chãi và điềm tĩnh, uy nghiêm để lại những dấu ấn tâm linh sâu đậm trong tâm thức người có duyên thân cận, tiếp xúc - Ảnh tư liệu của cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường

Hòa thượng Thích Chánh Trực: Vị lãnh đạo luôn vững chãi, trí tuệ giữa mọi biến động

GNO - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Chánh Trực viên tịch, cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường, một trong những người đã gắn bó với Hòa thượng từ năm 1966, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị lúc mới thành lập, đã có những chia sẻ xúc động về một bậc Thầy, nhà lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ.

Thông tin hàng ngày