Thiêng liêng lễ rước Phật mừng Phật đản tại cố đô Huế

Rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế đến chùa Từ Đàm
Rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế đến chùa Từ Đàm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều nay, 14-4 ÂL (1-6-2023), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 tại Thừa Thiên Huế đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và rước Phật từ Diệu Đế quốc tự đến tổ đình chùa Từ Đàm.
Chư tôn Trưởng lão Hòa thượng Chứng minh
Chư tôn Trưởng lão Hòa thượng Chứng minh

Quang lâm dự có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ GHPGVN; Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thanh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh; chư vị Trưởng lão Thành viên Hội đồng Chứng minh: Hòa thượng Thích Lưu Hòa, Hòa thượng Thích Chơn Hương, Hòa thượng Thích Quang Nhuận; chư tôn Hòa thượng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Huế cùng chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự, đông đảo Tăng, Ni các tự viện và hàng nghìn Phật tử các giới tham dự lễ.

Dù thời tiết nắng nóng nhưng từ 15 giờ 30, tất cả Tăng Ni, Phật tử đã tập trung tại chùa Diệu Đế để chuẩn bị cử hành nghi thức Mộc dục vào lúc 17 giờ, trước khi bắt đầu lễ rước Phật.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thanh niêm hương cúng dường
Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thanh niêm hương cúng dường

Đúng 17 giờ, chuông trống Bát-nhã trầm hùng được trổi liên hồi, Ban Nghi lễ cung thỉnh Hòa thượng chứng minh quang lâm lễ đài cử hành khóa lễ truyền thông theo nghi thức thiền môn cố đô.

Trong không khí trang nghiêm, Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thanh niêm hương, nhạc lễ bát âm ngân vang, Ban Nghi lễ cử tán hương cúng dường, chính thức cử hành lễ Mộc dục.

Chính thức cử hành lễ Mộc dục

Chính thức cử hành lễ Mộc dục

Tiếp theo đó, đoàn cung nghinh cung thỉnh kim thân Đức Phật sơ sinh trên tòa cửu long từ lễ đài qua cổng Tam quan chùa Diệu Đế trước khi tôn trí trên xe hoa.

Dẫn đầu đoàn rước là đoàn cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo, tiếp đến là xe lư trầm, xe chuông trống Bát-nhã, đoàn thiếu nữ dâng hoa, đoàn bê tích pháp hiệu, đoàn chư thiên mặc áo bá nạp, áo mã tiên, đội nhã nhạc ngũ lôi, tiếp theo là tôn tượng của Đức Phật sơ sinh được tôn trí trên đài xe hoa, sau xe hoa là chư Tăng Ni, Phật tử… Đoàn rước cung nghinh đến tam quan Diệu Đế quốc tự ra đường Bạch Đằng và tiếp theo rước bằng xe hoa.

Kim thân Đức Phật đản sanh trên tòa cửu long
Kim thân Đức Phật đản sanh trên tòa cửu long

Đoàn xe rước Phật gồm 42 vị trí xe được Ban Tổ chức sắp xếp, trong đó có 32 chiếc xe hoa đi qua các trục đường chính tại TP.Huế như: cầu Gia Hội, đường Trần Hưng Đạo, cầu Trường Tiền, đường Lê Lợi, Điện Biên Phủ, Sư Liễu Quán, vào tam quan chùa Từ Đàm.

Hai bên phố, theo quan sát của phóng viên, nhiều hương án nghi ngút trầm hương được người dân, các tự viện thiết trí cung đón kim thân Đức Phật đi qua.

Trên những tuyến đường đoàn rước đi qua hàng nghìn người đứng hai bên đường để được đảnh lễ tôn tượng Đức Phật.

19 giờ, đoàn rước đến tổ đình chùa Từ Đàm, kim thân Đức Phật được tôn trí tại trên đài chùa Từ Đàm để Tăng Ni Phật tử đảnh lễ, chiêm bái.

Đoàn xe hoa rước Phật
Đoàn xe hoa rước Phật

Được biết, lễ rước Phật lần đầu tiên được tổ chức tại Huế năm 1935 do Hội An Nam Phật học khởi xướng. Các nhà trí thức Phật tử Tâm Minh Lê Đình Thám, cư sĩ Nguyễn Khoa Toàn, cụ Nguyễn Đình Hòe, quan Hiệp tá Nguyễn Khoa Tân chịu trách nhiệm chính. Lễ rước Phật được sự hưởng ứng và hộ trì mạnh mẽ của mọi tầng lớp lúc bấy giờ, từ Hoàng đế Bảo Đại đến các bà nội cung, quan lại, thiện tín nam nữ gần xa.

Trong lễ rước Phật ngoài sự hiện diện của chư vị Hòa thượng Tăng cang và Tăng Ni, Phật tử, còn có sự hiện diện của Hoàng đế Bảo Đại, công chúa Mỹ Lương, Đoan Huy hoàng thái hậu, Phụ Thiên Thuần hoàng hậu, quan khâm xứ Trung Kỳ… Lễ rước Phật được cử hành tại tổ đình Báo Quốc đến chùa Diệu Đế.

Kim thân Đức Phật sơ sanh được tôn trí tại lễ đài tổ đình Từ Đàm sau khi rước để Tăng Ni, Phật tử đảnh lễ

Kim thân Đức Phật sơ sanh được tôn trí tại lễ đài tổ đình Từ Đàm sau khi rước để Tăng Ni, Phật tử đảnh lễ

Sau một thời gian dài bị gián đoạn, vào năm Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên tổ chức tại nước ta vào năm 2008, Phật giáo Huế phục hồi nghi lễ đặc thù này bằng nghi thức đi bộ rước Phật và duy trì cho đến ngày nay.

Được biết, sáng mai, vào lúc 6 giờ, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chính thức cử hành Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 tại lễ đài tổ đình Từ Đàm.

Chư tôn giáo phẩm nhất tâm đảnh lễ kim thân Đức Phật sơ sanh
Chư tôn giáo phẩm nhất tâm đảnh lễ kim thân Đức Phật sơ sanh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày