Thiêng liêng tháp cổ Bình Sơn

Thiêng liêng tháp cổ Bình Sơn
Tháp Bình Sơn thuộc xã Bình Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong tuyến tham quan, du lịch tâm linh quanh thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (cách thiền viện 20km). Bên cạnh tháp là chùa Vĩnh Khánh (chùa Then), vì vậy, nhiều người dân vẫn gọi tháp Bình Sơn là Tháp Then. Tháp cao gần 16m, được xây dựng vào đời Lý - Trần.

Tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Việt Nam. Đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần.

Tháp Bình Sơn có 11 tầng, mỗi tầng có mái nhô ra. Tháp được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm, rắn chắc như sành, bệ tháp được xây bằng gạch vồ. Mặt ngoài ở các tầng tháp ốp gạch mịn mặt, màu vàng sậm, hoa văn trang trí và đường nét rất tinh xảo, hài hoà tạo thành khối kiến trúc hoàn hảo ở mọi góc độ.
Trải qua nhiều thế kỷ, tháp đã bị nghiêng lệch và sụt lở một số chỗ và đã được trùng tu năm 1972, tuy nhiên kiến trúc vẫn được bảo tồn như nó vốn có.

Chùa Vĩnh Khánh được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1883), là ngôi chùa nhỏ trong không gian khoáng đạt. Phía trước chùa, gần tháp Bình Sơn có một cây đại cổ thụ, các nhà khoa học cho biết cây đại thụ này đã có 500 tuổi. Người dân và những bạn học sinh thường lui tới chân tháp để chụp hình lưu niệm mỗi khi hội hè hoặc lễ tết. Không khí nơi này vừa thoáng mát lại vừa thiêng liêng mang đậm dấu ấn phật giáo được mọi người rất yêu thích. Các nhà nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia không chuyên cũng rất hay lui tới để lưu lại nét đẹp của ngôi tháp cổ này.
Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà ngày nay người ta thường gọi là giếng. Theo truyền thuyết xưa để lại thì nền đất nơi giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay. Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, được biết cây sứ đó đã có từ mấy trăm năm.

Là một di tích tiêu biểu của Vĩnh Phúc cũng như cả nước, tháp Bình Sơn và cùng với tháp là chùa Vĩnh Khánh thường xuyên được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm tu bổ, tôn tạo. Khu chùa tháp đã được đưa vào quy hoạch hệ thống các di tích trọng điểm của tỉnh gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là du lịch. Các hạng mục đang được triển khai theo đề án quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Dự tính công trình trùng tu sẽ hoàn thành việc xây dựng trước năm 2010. Với công trình tôn tạo này, tháp Bình Sơn – chùa Vĩnh Khánh sẽ không chỉ là một di tích tiêu biểu mà trở thành một thắng cảnh, một điểm du lịch văn hóa – lịch sử tuyệt đẹp bên bờ dòng Lô xanh xanh bãi ngô, nương sắn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

GNO - Ngày 1-7-2025 chúng ta bắt đầu nền hành chính 3 cấp, nếu chỉ tính chính quyền địa phương là 2 cấp (tỉnh và xã/phường). Trước những băn khoăn và cả nghi ngại về sự vận hành cũng như hiệu quả của hệ thống mới, chúng ta thử phân tích về lý thuyết xem những gì là ưu và nhược điểm của cả hai hệ thống...

Bình minh châu thổ

Bình minh châu thổ

GNO - Cuộc gọi kết thúc, bên tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng nói của một người chị ngoài miền Bắc xa xôi vẫn chưa có dịp đặt chân đến miền sông nước: “Chị nghe bảo, bây giờ, người ta không còn đi chợ nổi nhiều như xưa nữa, phải không em?”.

Thông tin hàng ngày