Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN
0:00 / 0:00
0:00

Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gửi:

- Chư Tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni;

- Quý Cư sĩ, Phật tử Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.

Mùa Phật đản Phật lịch 2567 trở về, người con Phật khắp năm châu lại được hân hoan đón mừng ngày Đấng Đạo sư thị hiện ở đời vì hạnh phúc, vì an lạc cho số đông, vì lợi ích cho chư Thiên và loài người. Đây là dịp cho tất cả chúng ta cùng ôn lại lịch sử của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, là cơ hội để mọi người chiêm nghiệm, sống theo lời dạy chân thực, có giá trị vượt thời gian của Ngài. Những lời dạy đó gợi ý các giải pháp xây dựng nền hòa bình thế giới, hạnh phúc thực sự cho con người và sự phát triển bền vững cho xã hội.

Mùa Phật đản năm nay, những người Phật tử Việt Nam chúng ta đồng thời thành kính kỷ niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023). Chúng ta tự hào về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc và trong đó có dấu ấn về hạnh nguyện cao cả của Bồ-tát Thích Quảng Đức trên con đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc. Ngọn lửa Từ bi cùng với Trái tim bất diệt của Ngài có năng lực soi sáng và thức tỉnh lương tri của con người, hóa giải tất cả hận thù. Ngọn lửa đó đã chỉ cho mỗi người sống là phải biết vượt lên mọi chủ nghĩa cá nhân ích kỷ hẹp hòi và mọi ý niệm cực đoan. Ngài là biểu tượng sáng ngời của tinh thần Bi, Trí, Dũng của bậc Bồ-tát hiện thế và tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam.

Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.

Kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi gửi lời tán thán công đức chư tôn đức Tăng Ni các cấp Giáo hội, đồng bào Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài đã làm tốt công việc phụng sự nhân sinh trong thời gian qua; mong tất cả đồng lòng, chung tay góp sức trong hạnh nguyện Bồ-tát, tiếp tục con đường ấy, để trang nghiêm tự thân và phụng sự nhân sinh, tốt đời đẹp đạo.

Nguyện cầu: Chiến tranh chấm dứt, dịch bệnh tiêu trừ, khắp chốn an vui, mưa thuận gió hòa, muôn dân an lạc, đất nước Việt Nam hùng cường thịnh vượng.

Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.

Pháp chủ GHPGVN

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng

-----------------------

A MESSAGE FROM THE SUPREME PATRIARCH OF THE NATIONAL VIETNAM BUDDHIST SANGHA ON THE 2567TH VESAK CELEBRATION

Namo Shakyamuni Buddha!

Respected members of the Venerated Mahasangha,

Lay devotees in the country and abroad.

As we approach the 2567th Day of Vesak, Buddhists across five continents will joyfully celebrate the day when the Blessed One manifested in the world, bringing happiness and well-being of the masses, as well as benefiting devas and humans. This occasion invites us all to reflect upon the history of Shakyamuni Buddha and provides an opportunity for each individual to contemplate and live in accordance with his timeless and profound teachings. These teachings offer solutions for building world peace, true happiness for people, and sustainable development for society.

This year, as Vietnamese Buddhists, we also respectfully commemorate the 60th anniversary of Bodhisattva Thich Quang Duc's self-immolation (1963-2023). With great pride in this glorious period of our nation's history, we remember the noble vow of Bodhisattva Thich Quang Duc, who dedicated himself to serving the Dharma and the Nation. His compassionate fire and indomitable spirit possess the power to illuminate and awaken people's conscience, dissolving all forms of hatred. This fire has guided individualism and extreme ideologies. He stands as a shining symbol of compassion, wisdom and strength, embodying the spirit of Bodhisattvas in the world and the engagement of Vietnamese Buddhism.

In light of the recent experience of the Covid-19 pandemic and the ongoing complexities of wars and conflicts worldwide, let us follow in the footsteps of Bodhisattva Thich Quang Duc. As Buddhist monastics and laypeople, we commit ourselves more fervently to the path of practicing Bodhisattva's conduct as the Blessed One taught in the Sutra of the Questions of Viśeṣa-cinti-brahma: “A bodhisattva is someone who can endure suffering on behalf of all sentient beings, sacrificing their own happiness for the well-being of all sentient beings”. I urge monastics and laypeople at all levels to engage in more virtuous actions and actively contribute to the nation’s development, while fostering peace among themselves, symbolized by a lotus flower offered to the Lord Buddha on the sacred Day of Vesak.

On this joyous occation of the 2567th Day of Vesak, on behalf of the Patronage Council of the National Vietnam Buddhist Sangha, I extend my heartfelt appreciation to the Mahasangha members at all levels, lay Buddhists within and beyond our country who have dedicated themselves to serve humanity for the betterment of the Dharma and life.

May wars come to an end, epidemics be eradicated, and happiness prevail in all places. May favorable rains and winds bless the people, and may peace, strength, and prosperity be bestowed upon the country of Vietnam.

Namo Shakyamuni Buddha!

(Bản dịch Anh ngữ do Văn phòng T.Ư GHPGVN cung cấp cho Báo Giác Ngộ)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày