Tiếp nối

Trong tâm linh người Việt, đứng trước những quyết định quan trọng trong cuộc đời, hay trước những sự kiện lớn, người ta thường chắp tay cầu nguyện. Cầu sự phụ hộ của chư Phật, của tổ tiên, và cầu nguyện cho bản thân có đủ ý chị, nghị lực, và sức mạnh để vượt qua.

Thấu hiểu điều đó, trước bước ngoặt quan trọng đời học sinh, trong chương trình Tiếp sức mùa thi 2009, báo Giác Ngộ đã tổ chức đêm cầu nguyện để tiếp thêm sức mạnh tâm linh cho sĩ tử, và gợi mở về một truyền thống đẹp.

1.jpg

Lễ cầu nguyện tiếp sức mùa thi 2009

Đó không phải là đêm của nguyện cầu may rủi, mà đó là nơi tụ họp của đức tin. Đây, niềm tin của mẹ cha dành cho con cái, tình yêu thương của mẹ cha nâng niu bước chân bé nhỏ vào đời. Trước bước ngoặt này, ngày mai con sẽ lớn, ngày mai con là người chủ của đất nước, làm sao tung cánh bay đầy kiêu hãnh bằng trí tuệ và sức thanh xuân. Chắp tay lại, cha mẹ cầu mong tổ tiên bên con, truyền thống gia đình bên con, những lời mẹ cha dạy theo con, nguyện cầu chân cứng đá mềm. Trước thành công con không chủ quan, và dẫu thất bại, con không buông xuôi nản lòng. Và trên hết là học làm Nhân trước nghen con. Sống biết sẻ chia, sống biết yêu thương…như những màu áo xanh tình nguyện đã và đang tiếp sức cùng con đến trường. Cha mẹ hình dung một ngày nào đó, con sẽ đứng trong màu xanh ấy, nụ cười nở trên môi làm yên lòng bao lo lắng sĩ tử. Tôi đã đọc thấy điều đó trong bao ánh mắt bậc sinh thành thành kính nguyện cầu, bất giác lòng trào dâng. Phải chăng sức mạnh tâm linh là kết nối muôn đời.

2.jpg

Mẹ cùng con cầu nguyện dưới chân Phật đài

Ánh mắt em là bản sao ánh mắt tôi ngày trước, hồi hộp, mong chờ và cả rụt rè âu lo, ngày mai em sẽ mở toang cánh cửa cuộc đời, nơi đó không còn mẹ cha từng bước dìu dắt. Như chú chim non tới ngày đủ lông đủ cánh, bay đi tìm miền đất mới. Miền đất ấy có hoa thơm cỏ lạ hay đại dương bao la hay những sa mạc khô cằn, thì em hỡi, cứ vững tin bay tới, dù gian nan, dù có lúc ghập ghềnh, em sẽ làm thắm đất đá bởi tình yêu và lý tưởng tuổi trẻ, và quyết tâm bền bỉ. Ánh mắt em hướng về Từ phụ , đôi tay xinh chắp búp sen chào Người. Lời nguyện cầu nào trong tâm em mà cả khuôn mặt bừng lên rạng rỡ?

Lạ lắm phải không em, trong không gian này, trên là bao yêu thương trìu mến của quý thầy, xung quanh là bạn bè trang lứa, ấm áp trong tiếng kinh cầu. Đi như một dòng sông! Lời nguyện cầu vang lên trong tâm thức, giờ phút này đây em đã hứa với lòng mình, sẽ không phụ lòng mẹ cha và bao năm đèn sách. Em xòe tay nhận món quà khích lệ, cúi đầu cảm ơn thầy. Ô kìa, chiếc vòng ấy là một điều kì diệu đấy, em biết không? Bước vào phòng thi, nếu âu lo quá, em cứ nhìn kỉ niệm ấy để nhắc về đêm nay, em đã hứa với tổ tiên sẽ là tiếp nối đẹp.

Xòe tay ra, em thấy mẹ cha. Xòe tay ra, em thấy tổ tiên. Và em chính là tiếp nối.

Bong bong
Em nhìn lên Bụt.
Bụt ngồi thật yên
Dáng Bụt rất hiền.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày