Tín đồ Phật giáo nhận thức về giáo lý như thế nào?

GNO - Đó là vấn đề của xã luận trong số này, tuần báo Giác Ngộ số 1026, phát hành ngày 21-11.


B1.jpg
Bìa Giác Ngộ số 1.026 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Theo đó, tác giả Thích Pháp Hỷ đã dẫn lại một điều tra xã hội học, khảo sát những người đi chùa tại một tự viện ở TP.HCM nhận thức như thế nào về giáo lý cơ bản của đạo Phật - cơ sở để xây dựng niềm tin chánh tín.

Điều tra xã hội học là việc làm rất cần thiết, qua đó có cơ sở nhìn lại và hoạch định chương trình phát triển một cách thiết thực cho bất cứ tổ chức nào, bao gồm cả các tổ chức Phật giáo. Điều này ra sao đối với Giáo hội, mời quý độc giả đón đọc để có thông tin cụ thể.

Vì thương Phật… (tác giả Lưu Đức Bình Minh), bài viết trên Sự kiện - Vấn đề số này đề cập tới thái độ và việc làm của người Phật tử trước các sự việc liên quan tới những phê bình, chỉ trích, châm biếm đối với các biểu hiện của Phật giáo trong đời sống qua hình ảnh Tăng, Ni, các sinh hoạt tín ngưỡng...

Tất cả pháp môn tu đều là Phật pháp, bài trong mục Phật học của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, với từng lời trong bài viết được chắt lọc từ những kinh nghiệm tu tập, thực chứng trên 80 năm qua. “Trên bước đường tu hành, Phật dạy điều cốt lõi là làm sao cho tâm hồn chúng ta được trong sáng, nghĩa là làm cho hết sạch phiền não, làm cho trí tuệ sinh ra…”, Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ HĐCM chia sẻ trong bài viết.  Trên Phật học còn có bài Làm thân Phật chảy máu (Hữu Huệ).

Rửa chén bát, cào lá khô: Trí tuệ từ các bậc tiền nhân - tác giả Karen Maezen Miller nói về cách thực hành hàng ngày của các vị thiền sư từ xa xưa có thể giúp chúng ta tiếp xúc sâu sắc với những điều bất như ý trong đời sống, thông qua chuyện làm việc nhà.

Các bài viết trên các chuyên trang khác: Phòng hộ sáu căn (Quảng Tánh); Kính chiếc áo người tu sao cho đúng (Thích Trung Hữu); Mạ (Hoàng Hải Lâm); Một cuộc đời ở lại… (Nguyện Pháp); viết tiếp bài “người đi gieo sách”: Thầy cô là người gieo niềm yêu đọc sách (Nguyễn Tú Anh); Trùng tụng Tam tạng thánh điển tại Nepal, Tăng cường an ninh tại Bồ Đề Đạo Tràng, Nỗi đau của một gia đình; Nhặt đêm

Tổ Tư vấn Giác Ngộ số này trả lời câu hỏi của bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi gởi về tòa soạn: Tu như vậy có đúng?

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày