Tình nguyện viên Phật giáo Đinh Anh Hoàng Vũ: “Mong cho dịch bệnh được tan nhanh”

0:00 / 0:00
0:00
GNO -  Anh Đinh Anh Hoàng Vũ là một trong 80 tình nguyện viên Phật giáo tham gia đợt 1 hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các bệnh viện điều trị Covid-19, do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức vào sáng 22-7.
Tình nguyện viên Phật giáo Đinh Anh Hoàng Vũ

Tình nguyện viên Phật giáo Đinh Anh Hoàng Vũ

Là tình nguyện viên Phật giáo được bố trí thực hiện công tác tình nguyện tại Bệnh viện dã chiến số 10 - TP.HCM (đặt tại khu căn hộ tái định cư ở phường An Khánh, TP.Thủ Đức), công việc hàng ngày của anh Hoàng Vũ là cùng tình nguyên viên của tôn giáo bạn và các bạn dân quân xuống hàng hóa, bóc vác, khuân hàng, tải cơm từ khu vực hậu cần qua các block tòa nhà bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Trong thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi chờ xe hàng giao thực phẩm đến, anh trải lòng: “Đến đây rồi mới thấy sự bận rộn, hối hả, có nhiều ngày hết thời gian chứ không hết việc.

Vào đây rồi càng thấy thương người nhiễm Covid-19, thương cả những người ngoài xã hội khi bệnh viện quá tải, không tìm được nơi điều trị bệnh. Nên tôi luôn muốn tranh thủ và tận dụng mọi thời gian để làm thêm việc, giúp mọi người thêm chút ít...”.

Cũng giống như tất cả các tình nguyện viên phục vụ ở bệnh viện dã chiến khác, anh Vũ cũng xác định bản thân mình có thể rơi vào tình huống xấu, có thể từ F1 trở thành F0 bất cứ lúc nào.

Anh lạc quan cho biết: “Mình cẩn trọng và thực hiện theo quy định, khi đưa thức ăn lên khoa điều trị bệnh thì tuân thủ trang phục bảo hộ, lúc khuân vác hàng hóa cho bếp ăn, hậu cần thì giữ quy tắt 5K. Trong hoàn cảnh nào và dù thực hiện công việc gì, tôi cũng giữ cho mình tinh thần phụng sự trong chánh niệm, nhờ đó mà đuổi đi những cái lo sợ”.

Tình nguyện viên Đinh Anh Hoàng Vũ (áo hồng) khuân vác thực phẩm do mạnh thường quân tiếp sức đến bệnh viện dã chiến

Tình nguyện viên Đinh Anh Hoàng Vũ (áo hồng) khuân vác thực phẩm do mạnh thường quân tiếp sức đến bệnh viện dã chiến

41 tuổi, độ tuổi anh Vũ có rất nhiều hoài bão và nhiều dự định làm ăn, để lo cho đứa con trai, nhưng anh bảo: “Tất cả đã 'gián đoạn' khi TP.HCM bước vào giai đoạn khốc liệt chống dịch”. Một ngày của tháng 7-2021, anh ngộ ra rằng: “Nghĩ đến con trai mình, rồi nghĩ đến người bên cạnh, dịch bệnh phải được đẩy lùi thì mọi người mới bình an được.

Tôi thấy bản thân mình có sức khỏe, lúc này cần phải làm gì đó, phụ san sẻ bớt gánh nặng cho tuyến đầu, phụ việc để y bác sĩ có thời gian và sức khỏe nhiều hơn để chăm sóc cho bệnh nhân”. Đó cũng là lý do, là động lực đã thôi thúc anh đăng ký tham gia trở thành tình nguyện viên, dấn thân vào bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 để phụng sự.

“Dịch bệnh, ai cũng sợ. Nhưng nếu ai cũng có suy nghĩ “trốn dịch” thì đến bao giờ chúng ta mới đẩy lùi được dịch bệnh. Tôi không thể ích kỷ và dửng dưng như vậy được. Có cơ hội và dù là một việc nhỏ, tôi cũng muốn cống hiến, cho đi” - anh Đinh Anh Hoàng Vũ.

Những ngày thực hiện công tác tình nguyện ở bệnh viện dã chiến này, hỗ trợ, tiếp sức, góp bàn tay vào công tác chống dịch, cảm nhận rõ nét về lằn ranh sanh tử, anh Vũ không có cảm giác sợ hãi về bệnh dịch, mà ngược lại, càng muốn phụng sự, cho đi nhiều hơn.

Lúc đầu anh Vũ định dành thời gian một tháng để tham gia công tác làm tình nguyện viên, nhưng sau đó, khi thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn, anh bắt đầu đắn đo, suy nghĩ đến việc tăng thêm thời gian dành cho công tác thiện nguyện.

“Sau khi hết thời gian làm tình nguyện ở bệnh viện dã chiến, mong muốn của tôi khi về nhà là sẽ tiếp tục phối hợp cùng các anh em thiện nguyện, giúp bà con yếu thế, cần sự tiếp sức. Ngày trước, tôi có nhiều mong muốn lắm, muốn ổn định kinh tế, làm ăn ổn định doanh thu để lo cho gia đình. Nhưng giờ, trước mắt chỉ có một là, mong và xin cho dịch bệnh được tan nhanh, để nhà mình và người người được ổn định cuộc sống”, anh Vũ chia sẻ.

Anh Vũ khuân vác hàng hóa được đưa đến bệnh viện dã chiến

Anh Vũ khuân vác hàng hóa được đưa đến bệnh viện dã chiến

Cuộc chiến chống dịch của những ngày tới còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là khi TP.HCM có thể sẽ tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 sau ngày 15-8, dịch chưa thể đẩy lùi trong ngày một, ngày hai và câu chuyện sống tiếp thế nào khi đại dịch đi qua, là điều nhiều người trăn trở.

Áp lực là có thật, nhưng vì cuộc sống hiện đang có rất nhiều người hướng thiện, có tấm lòng sẻ chia, tử tế như anh Vũ, phụng sự hết mình cho công cuộc phòng, chống dịch bệnh xuyên suốt ngày và đêm, thì càng có thêm nhiều cơ sở để tin rằng, chỉ cần mỗi người góp một cánh tay, chia sẻ và cho đi vô điều kiện, thì khoảng thời gian chiến thắng dịch bệnh sẽ càng được rút ngắn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày