TP.HCM bắt đầu thí điểm cách ly F1 tại nhà từ 18-6

TP.HCM bắt đầu thí điểm cách ly F1 tại nhà từ 18-6
0:00 / 0:00
0:00
Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà trong khi Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết việc này sẽ bắt đầu từ 18-6.

Họp trực tuyến với lãnh đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 17-6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị lực lượng chống dịch của thành phố khẩn trương điều tra dịch tễ, xác định các ổ dịch, các nguồn lây.

Mục đích của việc này để khoanh vùng thật gọn, thật chặt, phấn đấu không để tiếp tục kéo dài tình trạng giãn cách xã hội trên diện rộng.

Khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà

Đối với khu công nghiệp, Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM phải “giữ bằng được” bằng những biện pháp rất mạnh tay. Thành phố cần tăng cường xét nghiệm, cảnh báo để nhanh chóng phát hiện ca nhiễm trong 3 ngày đầu tiên, với các bài học kinh nghiệm chống dịch như tại Bắc Giang và Bắc Ninh.

Dù năng lực xét nghiệm của TP.HCM rất tốt so với các tỉnh, Phó Thủ tướng lưu ý với dân số 10 triệu dân và có nhiều khu công nghiệp, thành phố phải có phương án tăng công suất xét nghiệm trong tình huống dịch xuất hiện trong khu công nghiệp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh TP.HCM là đô thị lớn nên quyết định giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa phải trên tinh thần gọn nhất có thể - Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh TP.HCM là đô thị lớn nên quyết định giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa phải trên tinh thần gọn nhất có thể - Ảnh: VGP

Đặc biệt, công tác điều phối xét nghiệm phải bảo đảm thống nhất giữa các đơn vị tham gia xét nghiệm, đáp ứng được tốc độ lấy mẫu, truy vết bắt kịp tốc độ lây của dịch, tuyệt đối không để chậm, nhầm do điều phối như đã xảy ra ở một số nơi.

Khi phát hiện ca nhiễm ở nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp, TP.HCM cần chú ý đến các khu công nhân ở trọ có mật độ rất dày đặc khi thực hiện khoanh vùng, cách ly, phong tỏa.

Phó thủ tướng yêu cầu TP.HCM tới đây khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn thí điểm cách ly các trường hợp F1 tại nhà bảo đảm an toàn chặt chẽ về y tế cũng như quyền riêng tư của người dân, phù hợp với điều kiện của thành phố trong tình huống có đông người bị nhiễm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết từ 18-6, TP.HCM sẽ thí điểm tự lấy mẫu xét nghiệm; thực hiện cách ly F1 tại nhà. Đồng thời, thành phố sẽ tổ chức rà soát để bảo đảm an toàn trong khu cách ly tập trung, chống lây nhiễm chéo; tăng cường tiến hành rà soát ngoài cộng đồng, các khu công nghiệp.

Tiêm 836.000 liều vaccine trong 5 ngày

Báo cáo tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết hiện có 7 doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở TP.HCM có ca mắc Covid-19. Phần lớn mỗi nơi chỉ có 1-2 ca mắc, chưa có dấu hiệu lây lan ra các nơi khác.

TP.HCM dự kiến thành lập khoảng 100 đoàn để kiểm tra tất cả nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp. Thành phố đã chuẩn bị phương án điều trị cho 5.000 bệnh nhân nhưng phải sẵn sàng trang thiết bị điều trị bệnh nhân phải thở máy, có diễn biến nặng.

Sau khi tiếp nhận 836.000 liều vắc-xin phòng Covid-19 của Astra Zeneca, ông Đức cho biết thành phố đã họp, lên phương án xác định đối tượng ưu tiên, kế hoạch tiêm.

"Phấn đấu mục tiêu tiêm cho 200.000 người/ngày, dự kiến từ 19/6; đồng thời tăng cường năng lực xét nghiệm lên 30.000 mẫu đơn/ngày”, ông Đức nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh TP.HCM là đô thị lớn, chính quyền, người dân đã trải qua quá trình thực tiễn chống dịch, vì vậy, quyết định giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa phải trên tinh thần cố gắng gọn nhất có thể.

Mục đích của giãn cách xã hội là để làm chậm tốc độ lây lan dịch, xác định ổ dịch, nguồn lây, quy mô, để khoanh thật gọn, thật chặt; phấn đấu không để tiếp tục kéo dài tình trạng giãn cách xã hội trên diện rộng.

Theo ông, TP.HCM đã qua 14 ngày giãn cách xã hội nên phải khẩn trương điều tra dịch tễ, phân loại khu vực được coi là đã an toàn để có giải pháp để nới lỏng. Ngược lại, những khu vực có nguy cơ phải siết chặt hơn nữa, không để tình trạng tập trung đông người; kiểm soát các luồng giao thông từ những nơi có ổ dịch trong thành phố.

"Tinh thần là không cào bằng tất cả, vì chúng ta phải phục vụ mục tiêu kép, kể cả trong chống dịch. Còn khoanh rộng mà bên trong không chặt thì không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội mà chống dịch cũng sẽ rất khó khăn", Phó Thủ tướng lưu ý.

Lý giải số ca mắc Covid-19 tại Bắc Giang vẫn cao

Tại đầu cầu Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương báo cáo khái quát tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Với việc số ca mắc Covid-19 tại địa phương vẫn lớn, ông Dương cho biết trong 178 ca được công bố hôm nay, một số trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính từ trước và được được đưa đi điều trị.

Trong thời gian dịch bùng phát có nhiều đơn vị Trung ương, địa phương đến hỗ trợ lấy mẫu, xét nghiệm. Do việc kết nối, thống kê số liệu xét nghiệm giữa các đơn vị chưa thống nhất nên có những ca đã có kết quả xét nghiệm từ trước, đến nay mới được công bố.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang khẳng định dịch tại địa phương đang được kiểm soát tốt và mục tiêu khống chế hoàn toàn trong một vài ngày tới vẫn đạt được. Tỉnh tiếp tục rà soát số liệu xét nghiệm, công bố tất cả trường hợp đã có kết quả xét nghiệm từ trước đó.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bắc Giang tập trung giãn tiếp mật độ trong các khu cách ly tập trung có ca nhiễm để chấm dứt ngay tình trạng lây nhiễm chéo. Đồng thời, tỉnh phải rà soát, làm rõ những ca dương tính từ nhiều ngày trước, đã được điều trị nhưng bây giờ mới công bố, trên tinh thần công khai, minh bạch.

Phó Thủ tướng đánh giá Bắc Giang đã kiểm soát tình hình dịch bệnh tương đối tốt, phấn đấu đến ngày 21-6 phải kiểm soát tốt.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày