TP.HCM: Chư Tăng bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

GNO - Sáng nay, 14-11 ÂL (9-12-2019), chư Tăng thuộc Ban Chứng minh, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và các quận, huyện cùng thường trực các ban chuyên môn trực thuộc đã vân tập về Việt Nam Quốc Tự thính giới, bố-tát chung.

Sau khi đảnh lễ chư Tổ sư tại Tổ đường, chư tôn đức đã trang nghiêm trước chánh điện, lễ Phật, sám hối và thính giới Tỳ-kheo, Bồ-tát.

ANHBAA (4).JPG

Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng tham gia bố-tát cùng đại chúng

Bố-tát là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng đoàn, bắt nguồn từ thời Đức Phật tại thế, có nghĩa là nuôi lớn và duy trì, trưởng tịnh, trưởng dưỡng… nhằm nuôi lớn sự thanh tịnh hay duy trì các pháp thiện lành.

Bố-tát định kỳ để chư Tăng cùng nghe lại giới pháp đã thọ, cùng nhắc nhở nhau về giới luật của người xuất gia, nhằm trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Tăng đoàn.

Chư Tăng thuộc các cấp Giáo hội tại TP.HCM, mỗi tháng đều vân tập về Việt Nam Quốc Tự - trụ sở của Ban Trị sự GHPGVN TP thính giới, bố-tát chung vào đúng 6 giờ sáng ngày 14 ÂL mỗi tháng; trong 3 tháng An cư kiết hạ, mỗi tháng chư Tăng bố-tát 2 kỳ.

ANHBAA (5).JPG

TT.Thích Lệ Trang duy-na

ANHBAA (3).JPG
Chư Tăng đảnh lễ Phật

ANHBAA (2).JPG
Bố-tát là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng đoàn

ANHBAA (7).JPG
... Cùng nhau nuôi lớn sự thanh tịnh, duy trì các pháp thiện lành

ANHBAA (10).JPG
Bố-tát định kỳ để chư Tăng nhắc nhở nhau về giới luật của người xuất gia

ANHBAA (8).JPG
"Trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội"

Sau thời bố-tát, chư tôn đức đã tập trung về hội trường chính của Việt Nam Quốc Tự họp, triển khai hoạt động Phật sự sắp tới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Phật tử trên thế giới đều thuộc một đại gia đình

GNO - Phật giáo được truyền bá đi qua nhiều xứ sở và nền văn hóa khác nhau, vì vậy, tiếp biến để phát triển là điều không thể tránh khỏi. Tuy có khác nhau về mặt biểu hiện, nhưng các truyền thống sau này đều mang trong mình bản chất thực sự và nguyên sơ của Phật giáo.
Ảnh Phật giáo nước ngoài

Phật tán dương hạnh đầu-đà

GNO - Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo.

Thông tin hàng ngày