TP.HCM: Điều chỉnh một số nội dung Hội thi giáo lý Phật tử năm 2024

Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN TP.HCM họp thảo luận về kế hoạch tổ chức hội thi
Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN TP.HCM họp thảo luận về kế hoạch tổ chức hội thi
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Thông báo số 01/TB-BHDPT-BHP của Ban Hướng dẫn Phật tử - Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM, ngày 16-9-2024 về việc điều chỉnh nội dung chương trình hội thi giáo lý Phật tử năm 2024.

Theo đó, thông báo gởi đến Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, 21 quận huyện và TP.Thủ Đức; chư tôn đức trụ trì các tự viện, Phật tử các đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý, giảng đường trong TP.HCM.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, nội dung phiên họp ngày 9-9-2024 của Ban Tổ chức Hội thi giáo lý Phật tử năm 2024, Ban Tổ chức Hội thi điều chỉnh các nội dung như sau:

Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện: Nội dung, căn cứ vào bộ Phật học phổ thông quyển 1 và 2.

Thời gian thi 120 phút; đề thị gồm 90 câu trắc nghiệm (90 điểm) và 1 câu hỏi giáo lý (10 điểm).

Thời gian lúc 8 giờ, Chủ nhật, ngày 17-11-2024 (17-10-Giáp Thìn), địa điểm do Ban Trị sự quận huyện sắp xếp.

Ban Tổ chức: Ban Trị sự quận huyện cơ cấu; khen thưởng: Giấy khen và phần thưởng cấp quận huyện do Ban Trị sự GHPGVN quận huyện cấp.

Hội thi giáo lý cấp Thành phố: Nội dung, căn cứ vào bộ Phật học phổ thông quyển 3 và 4, Hiến chương GHPGVN và Lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Thời gian thi 120 phút; đề thị gồm 80 câu trắc nghiệm (80 điểm) và 2 câu hỏi giáo lý (20 điểm).

Thời gian thi lúc 8 giờ, Chủ nhật, ngày 22-12-2024 (22-11-Giáp Thìn), thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi lúc 6 giờ 30 phút để nhận thẻ đeo.

Địa điểm thi tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244 đường 3/2, P.12, Q.10, TP.HCM).

Kết quả sẽ công bố và phát thưởng vào chủ nhật, ngày 29-12-2024 (29-11-Giáp Thìn).

Xem kế hoạch chi tiết theo link sau: Kế Hoạch hội thi Giáo Lý 12.9. 2024.1.docx

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày