TP.HCM: Hòa thượng Thích Huệ Xướng viên tịch, thọ 75 tuổi

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hòa thượng Thích Huệ Thông, Quyền Trưởng ban Trị sự GHPGVN quận Bình Tân đã ấn ký cáo phó báo tin Hòa thượng Thích Huệ Xướng viên tịch.
Chư tôn đức niệm hương chứng minh lễ nhập kim quan - Ảnh: CTV

Chư tôn đức niệm hương chứng minh lễ nhập kim quan - Ảnh: CTV

Hòa thượng Thích Huệ Xướng, Nguyên Chánh Văn phòng Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Nguyên Ủy viên Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.HCM kiêm Chánh Thư ký Phật giáo Yêu nước quận Tân Bình, Nguyên Ủy viên Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM, Chánh Đại diện Phật giáo quận Tân Bình, viện chủ chùa Vạn Hạnh (phường 4) quận Tân Bình.

Do bệnh duyên, Hòa thượng đã thu thần viên tịch lúc 20 giờ ngày 26-5-2021 (nhằm ngày 14-4-Tân Sửu).

Lễ nhập kim quan vào lúc 9 giờ ngày 27-5-2021 (nhằm ngày 15-4-Tân Sửu) tại tổ đình Long Thạnh, quận Bình Tân và lễ truy niệm, trà tỳ vào lúc 9 giờ ngày 29-5-2021 (nhằm ngày 18-4-Tân Sửu) tại Đài hỏa táng Bình Hưng Hòa.

Hòa thượng Thích Huệ Xướng, thế danh Nguyễn Thành Ca, sinh năm 1947 (Đinh Hợi) tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, trong gia đình có 6 anh, chị, em. Hòa thượng là người con thứ 4.

Chân dung Hòa thượng Thích Huệ Xướng

Chân dung Hòa thượng Thích Huệ Xướng

Năm 1955, Hòa thượng phát tâm xuất gia với tổ Thiện Tố - Hồng Phẩm hiệu Phước Quả và đến nhập chúng tu học tại chùa Linh Nguyên dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Huệ Sơn - Hồng Quảng.

Sau khi thọ Sa-di, Hòa thượng đến nương tựa Hòa thượng Thích Bửu Ý, nguyên trụ trì tổ đình Long Thạnh để tiếp tục tu học.

Đến năm 1965 được Hòa thượng Y chỉ sư cho thọ Đại giới tại chùa Phụng Sơn (chùa Gò) ban pháp tự Nhựt Ca, hiệu Thiện Xướng, sau đó chỉ dạy đến thân cận các bậc cao đức thời bấy giờ như: Hòa thượng Thích Đạt Thanh - Như Thông, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Huệ Hưng, Hòa thượng Thích Thiện Hào để học tập và hành đạo.

Trải qua những thăng trầm của vận nước, Hòa thượng đã cùng quý Hòa thượng và Tăng, Ni cũng như nhân dân cả nước nói chung và miền Nam nói riêng, tích cực tham gia bảo vệ thành quả độc lập và tích cực xây dựng tổ quốc trong vai trò của một người tu sĩ, công dân yêu nước khi tổ quốc cần, đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình từ sau 2 cuộc chiến tranh.

“Sự thành, thân thối” việc đã xong lại trở về với sinh hoạt của chốn thiền môn, tích cực tham gia các công tác của Giáo hội trên vai trò và trọng trách được quý tôn đức trong sơn môn chỉ dạy đảm trách.

Dù ở phương diện nào, Hòa thượng vẫn luôn tích cực để hoàn thành các công tác, trọng trách được giao phó. Được quý tôn đức trong Tông môn tin tưởng và quý mến.

Trên vai trò Chánh Đại diện Phật giáo quân Tân Bình, Hòa thượng cùng quý Hòa thượng Thích Huệ Sanh, Thích Minh Cảnh, Thích Minh Trí, Thích Viên Giác đã khôi phục lại lớp gia giáo quận tại tổ đình Giác Lâm, để thành lập Lớp Sơ cấp Phật học đầu tiên trên địa bàn thành phố tại quận Tân Bình, nay đã trải qua 24 khóa đang tiếp tục chiêu sinh đào tạo khóa 25.

Dù ở trên cương vị nào, Hòa thượng vẫn luôn tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp hưng thịnh của dân tộc, xương minh của đạo pháp trong tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”.

Môn đồ pháp quyến thọ tang niệm ân giáo dưỡng

Môn đồ pháp quyến thọ tang niệm ân giáo dưỡng

Cơm hòa la một bát, nước thanh thủy một chung đồng lòng tất dạ hiến dâng

Cơm hòa la một bát, nước thanh thủy một chung đồng lòng tất dạ hiến dâng

Rừng thiền đã vắng hạc vàng, bát y gởi lại tôn thờ mai sau

Rừng thiền đã vắng hạc vàng, bát y gởi lại tôn thờ mai sau

Tang lễ Hòa thượng được tổ chức tại giảng đường tổ đình Long Thạnh, quận Bình Tân

Tang lễ Hòa thượng được tổ chức tại giảng đường tổ đình Long Thạnh, quận Bình Tân

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày