Trả lại tác phẩm "dấu chân của Đức Phật" giá triệu đô

GNO - Hoa Kỳ đã trả lại một tác phẩm điêu khắc hiếm hoi trong lịch sử Phật giáo trị giá 1,1 triệu USD cho Pakistan, mất tích từ năm 1982, khi bị đánh cắp sau khi khảo cổ.

Đó là tấm Buddhapada (dấu chân của Đức Phật) này có từ thế kỷ thứ 2 (ảnh).

a dauchan.jpg

Tung tích của phiến đá nặng 227 kg đã không được biết đến kể từ khi nó biến mất khỏi một địa điểm khảo cổ ở vùng Swat của Pakistan cách đây 34 năm, cho đến khi nhà chức trách Mỹ bắt giữ một tay buôn cổ vật người Nhật Bản 70 tuổi ở thành phố New York vào tháng trước trong khi ông này đang kết nối tới một kế hoạch buôn lậu di vật vào Mỹ.

Tatsuzo Kaku, từ Tokyo, sau đó đã nhận tội hình sự sở hữu tài sản bị đánh cắp, và biện bạch với tòa án rằng ông đã được thúc đẩy một phần bởi mong muốn bảo vệ nghệ thuật Phật giáo bị quên lãng hoặc bị phá hủy.

Theo tờ New York Post, sau khi mua bức tượng vào năm 1982, Kaku bị cáo buộc buôn lậu đồ tạo tác đến Nhật Bản và bán nó cho một nhà sưu tập tư nhân, và qua nhiều năm, tác phẩm điêu khắc này đã chuyển quyền sở hữu giữa Kaku và các nhà sưu tầm cổ vật khác cho đến khi ông cố gắng bán nó ở sự kiện nghệ thuật thương mại nổi bật - Tuần lễ Châu Á New York, dẫn đến việc bị bắt giữ.

Luật sư quận Manhattan Cy Vance, trong tuyên bố của mình công bố sự trở lại của tác phẩm điêu khắc cho Pakistan, cho biết: "Tác phẩm điêu khắc này và những thứ khác như nó quý giá hơn nhiều so với tài sản thương mại - tất cả đại diện cho những tác phẩm cổ của lịch sử và văn hóa cần được tôn vinh và bảo vệ".

Bởi vì di vật được coi là "tài sản văn hóa" nên cần được bảo vệ theo luật pháp Pakistan. Trả lời báo chí, ác quan chức Pakistan nói rằng trong thời gian này, hiện vật sẽ vẫn ở New York và có thể được trưng bày tại một bảo tàng ở thành phố.

Văn Công Hưng (Theo Asian Correspondent)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày