Trang nghiêm lễ tưởng niệm HT.Thích Thiện Hoa tại Việt Nam Quốc Tự

GNO - Sáng nay, 5-2 (nhằm ngày 20-12-Đinh Dậu), tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10), BTS GHPGVN TP.HCM đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 45 HT.Thích Thiện Hoa (1918-1973), nguyên Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN viên tịch.

Dịp này, chư tôn đức GHPGVN và BTS GHPGVN TP.HCM đã tưởng niệm chư tiền bối hữu công trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo, chư Thánh tử đạo đã hy sinh tánh mạng trong pháp nạn 1963; kỳ siêu anh linh các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968.

ANHBT (9).JPG
Di ảnh cố HT.Thích Thiên Hoa

Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng ban Tổ chức; HT.Thích Như Niệm, UVTT HĐCM cùng chư tôn giáo phẩm HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS, HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư, chư tôn đức HĐTS, ban, viện T.Ư; BTS GHPGVN TP, 24 BTS PG quận, huyện, Tăng Ni, Phật tử các đạo tràng.

Đại diện các cơ quan trung ương và TP.HCM có ông Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP; bà Nguyễn Lê Hà, Cục ANXH - Bộ Công an; các ông Nguyễn Ngọc Phong, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy; Nguyễn Văn Đẳng, Phó Trưởng phòng PA.88 - Công an TP; Huỳnh Đức, Chủ tịch UBMTTQVN Q.10 cùng đại diện phường sở tại.

ANHBT (3).JPG

Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS GHPGVN TP.HCM

ANHBT (7).JPG
HT.Thích Thiện Nhơn cung tuyên tiểu sử

Tại lễ tưởng niệm, HT.Thích Thiện Nhơn đã cung tuyên tiểu sử, ôn lại hành trạng của cố HT.Thích Thiện Hoa. Theo đó, HT.Thích Thiện Hoa (sinh năm 1918) tại huyện Cầu Kè (Trà Vinh), hiệu Hoàn Tuyên, pháp danh Thiện Hoa, húy Hồng Nở.

Công đức to lớn của HT.Thích Thiện Hoa trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, Hòa thượng là bậc chơn tu, tấm gương đức hạnh cho nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử hàng hậu học, hết lòng dấn thân phụng sự cho đạo pháp. Hòa thượng đã hỗ trợ mở nhiều Trường Phật học ở các tỉnh miền Tây, giảng dạy, hoằng pháp khắp miền Nam, mở nhiều lớp giáo lý Phật học phổ thông tại các chùa: Ấn Quang, Phước Hòa, Xá Lợi, Giác Tâm, Dược Sư… để giảng dạy cho Phật tử, làm phong trào học Phật ở miền Nam bấy giờ trở nên mạnh mẽ.

ANHBT (2).JPG

Giác linh đường cố Hòa thượng tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự

Năm 1963, đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, Hòa thượng đã vận động Tăng Ni, Phật tử chống lại sự kì thị, đàn áp của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm. Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Hòa thượng nhận chức Đệ nhất Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, trụ trì Việt Nam Quốc Tự. Năm 1966, Hòa thượng đảm nhận chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN…

Công trình biên soạn, dịch thuật, luận giải của cố HT.Thích Thiện Hoa (từ năm 1953 đến năm 1965) để lại gồm: kinh Lăng Nghiêm, Viên Giác, Kim Cang, Phật học Phổ thông (12 quyển, còn gọi là Cây Thang Giáo lý), Bản đồ tu Phật (10 quyển), Bài học ngàn vàng (8 quyển), Duy Thức học (6 quyển), 50 năm chấn hưng Phật giáo, giáo lý GĐPT…

HT.Thích Thiện Hoa viên tịch ngày 23-1-1973 (nhằm ngày 20 tháng Chạp - Nhâm Tý), trụ thế 55 năm, hạ lạp 26 năm.

ANHBT (10).JPG

HT.Thích Trí Quảng dâng lời tưởng niệm cố HT.Thích Thiện Hoa

Thay mặt TƯGH, BTS GHPGVN TP, HT.Thích Trí Quảng đã dâng lời tưởng niệm HT.Thích Thiện Hoa. “Hôm nay, nhân ngày lễ tưởng niệm lần thứ 45 ngày HT.Thích Thiện Hoa, cùng hiệp kỵ chư thiền đức tiền bối hữu công, chư vị Thánh tử đạo năm 1963, đồng tưởng niệm các bậc anh linh anh hùng liệt sĩ và các chiến sĩ hy sinh vào mùa xuân Mậu Thân - 1968. Đây cũng chính là thời điểm Ban Thường trực BTS GHPGVN TP cùng đoàn thể Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước đã phát tâm xây dựng và hoàn thành công trình mới Bảo điện Việt Nam Quốc Tự hiện đại, xứng tầm tên gọi ‘chùa của nước Việt Nam’, một ngôi chùa mang đậm dấu ấn lịch sử pháp nạn năm 1963 với lối kiến trúc đặc sắc tổng hợp của truyền thống 3 miền Bắc - Trung - Nam nhằm trân trọng kính tri ân công đức và hạnh nguyện của Hòa thượng cùng chư tôn thiền đức tiền bối hữu công viên tịch qua các thời kỳ của Giáo hội, chư Thánh tử đạo, Tăng Ni, Phật tử đã hy sinh cao cả bảo vệ đạo pháp và dân tộc Việt Nam trong pháp nạn 1963. Đặc biệt, kính cẩn tri ân sự hy sinh anh dũng của các bậc anh linh anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968…”, Hòa thượng dâng lời tưởng niệm, tri ân.

ANHBT (11).JPG

Chư tôn giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

ANHBT (13).JPG
Đạo diện các cơ quan thành kính dâng hương

ANHBT (12).JPG
TT.Thích Lệ Trang xướng lễ cúng dường

Trước Giác linh đường được thiết trí trang nghiêm tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự, chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS GHPGVN TP, quý quan khách đã thành kính niêm hương tưởng niệm, tri ân công đức cao dày của cố HT.Thích Thiên Hoa, cùng chư tiền bối hữu công viên tịch trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo, qua các thời kỳ của Giáo hội; chư Thánh tử đạo, Tăng Ni, Phật tử đã hy sinh cao cả bảo vệ đạo pháp và dân tộc; kỳ siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 bảo vệ độc lập dân tộc.

GHPGVN, BTS GHPGVN TP, Tăng Ni, Phật tử nguyện sẽ tiếp tục sứ mạng truyền trì đạo mạch, cùng truyền thống tốt đạo đẹp đời của tiền nhân dày công xây dựng và phát triển.

ANHBT (14).JPG
Chư tôn đức Ni, Phật tử các đạo tràng thành kính tưởng niệm

ANHBT (1).JPG
Trang nghiêm lễ tưởng niệm tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự

BTN_0066.JPG
HT.Thích Thiện Tánh thay mặt Ban Tổ chức cảm tạ

ANHBT (6).JPG
TT.Thích Quang Thạnh dẫn chương trình buổi lễ

Buổi lễ tưởng niệm khép lại sau phát biểu của HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS thay mặt Ban Tổ chức cảm tạ.

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày