Trao đổi về việc nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế

Nhà Nghiên cứu Trần Đình Sơn giới thiệu về Hội - Ảnh: Giao Hảo
Nhà Nghiên cứu Trần Đình Sơn giới thiệu về Hội - Ảnh: Giao Hảo
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Huế là nơi tập trung và lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc. 

Để những di sản ấy vẫn được kế thừa, phát huy, hiện hữu trong nếp sinh hoạt của người dân, trước những tác động từ nhiều phía trong “thế giới phẳng” hôm nay, là một thách thức.

Đó cũng là nội dung của cuộc gặp mặt thân hữu Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM, trong không gian hội trường tòa soạn Báo Giác Ngộ, số 85 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, hôm 9-1.

Trong khuôn khổ buổi họp mặt, các ông Nguyễn Đắc Xuân, Trần Đình Sơn, KTS.Hồ Viết Vinh thuộc Ban Thường trực Hội, đã giới thiệu, chia sẻ về mục đích, điều lệ, thông tin chung của Hội thời gian vừa qua.

Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế lần đầu họp mặt thân hữu tại TP.HCM - Ảnh: Giao Hảo

Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế lần đầu họp mặt thân hữu tại TP.HCM - Ảnh: Giao Hảo

Dịp này, Cựu Đại sứ Việt Nam tại Châu Âu - bà Tôn Nữ Thị Ninh, Tiến sĩ Nguyễn Nam (Đại học Fulbright Việt Nam), nghệ nhân Hoàng Ngọc Thương, đạo diễn Xuân Phượng, Thượng tọa Thích Tâm Hải (Phó Tổng biên tập Báo Giác Ngộ), Giáo sư Mai Quốc Liên (Trung tâm Nghiên cứu Quốc học), PGS.TS Nguyễn Thiện Tống… và nhiều vị khác cũng đã có những cảm nghĩ, chia sẻ và góp ý trong kỳ vọng Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế sẽ có những hoạt động thiết thực, không chỉ góp phần nghiên cứu, bảo tồn mà còn phát huy giá trị di sản trong đời sống hiện đại một cách hiệu quả.

Nhiều ý kiến khẳng định, văn hóa Huế là văn hóa dân tộc, trong đó Phật giáo cũng là một bộ phận quan trọng bên cạnh di sản các triều đại và dân gian khác, trong tổng thể văn hóa ở một địa phương từng là kinh đô suốt mấy trăm năm.

Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế được thành lập theo giấy phép số 2259/QĐ-UBND, do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ ký ngày 3-9-2020.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cần phải thấy rõ, các duyên bên ngoài (có vật chất, ngũ dục) chỉ là những điều kiện cần, bình an trong tâm mới là điều kiện đủ cho hạnh phúc, cho chất lượng cuộc sống...

Hiểu đúng về “xả bỏ ham muốn”

GNO - Theo tôi được biết, đạo Phật dạy con người xả bỏ ham muốn, nhưng thực tiễn cuộc sống thì vẫn phải có ham muốn. Như vậy đạo Phật cho phép ta muốn gì và không muốn gì? Thế nào là muốn ít và biết đủ?

Thông tin hàng ngày