Triển lãm “Đức Phật, huyền thoại vàng” tại Paris

GNO - Viện bảo tàng Guimet, thủ đô Paris (Pháp) đang tổ chức một triển lãm mở rộng với 159 cổ vật và tác phẩm, tiêu biểu cho sự hưng thịnh về mặt biểu tượng và phong cách Phật giáo từ các thời kỳ lịch sử, phát triển khác nhau của Phật giáo châu Á; tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á và Đông Á.

Triển lãm có tên “Đức Phật, huyền thoại vàng” đã được khai mạc vào ngày 19-6 và sẽ mở cửa đón khách tham quan đến ngày 4-11 năm nay, tờ Buddhist Door cho hay.

trien lam Phat giao 1.jpg


Một hiện vật trưng bày tại triển lãm

Đây là triển lãm đầu tiên ở nước Pháp, với nội dung triển lãm về cuộc đời của Đức Phật lịch sử và sự lan tỏa của Phật giáo ở châu Á. Triển lãm mô tả các tình huống xuất hiện của đạo Phật ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch, những lời dạy của Đức Phật và những bước ngoặt phát triển Phật giáo thể hiện qua nhiều trường phái và truyền thống Phật giáo khác nhau (Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Kim Cương thừa).

Sophie Makariou - giám đốc, chuyên gia về nghệ thuật Hồi giáo và Thierry Zephir - giám đốc phân viện Đông Nam Á của viện bảo tàng Guimet đã cùng làm việc với nhau trong suốt 4 năm ròng để cho ra đời triển lãm này, mang đến cho người xem những hiểu biết sâu sắc về Đức Phật và các nền văn hóa Phật giáo liên quan.

Nói về công việc của Zephir trong triển lãm này, Makariou chia sẻ: Không có sự giúp đỡ và kiến thức uyên sâu về Phật giáo của Zephir, chúng tôi sẽ không thể nào chọn ra được 159 tác phẩm nghệ thuật mang tính hình tượng để minh họa cho hành trình của Đức Phật qua các giai đoạn - theo Jakarta Post.

Makariou cũng chia sẻ với tờ Paris Tribune, đây là triển lãm tiêu biểu cho hình ảnh biểu tượng và các phiên bản mỹ học của Đức Phật được phát triển ở các nền văn hóa khác nhau của châu Á như Afghanistan, Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.

trien lam Phat giao 2.jpg


Hiện vật tại triển lãm

Viện bảo tàng Guimet được xây dựng vào năm 1879 ở Lyon bởi Emile Etienne Guimet - một nhà tư bản công nghiệp người Pháp. Guimet đã đi đến Ai Cập và Hy Lạp trước khi chu du toàn thế giới vào năm 1876; sau đó ông đến Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Trong những hành trình của mình, ông đã sưu tầm nhiều món đồ được trưng bày tại viện bảo tàng cho đến nay.

Năm 1885, ông chuyển giao viện bảo tàng cho chính phủ và chuyển tất cả các bộ sưu tập của mình đến Paris. Viện bảo tàng có các cổ vật và món đồ dọc theo các chuyến đi của ông, gồm các khu vực như Afghanistan - Pakistan, vùng Hy Mã Lạp Sơn, Đông Nam Á, Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trần Trọng Hiếu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày