Trung Quốc: Các di tích văn hóa Phật giáo bị tổn hại nghiêm trọng từ trận động đất tại Yushu

(GNO): Trận động đất với cường độ 7,1 độ richter vào ngày 14-4-2010 tại thị trấn Gyegu, huyện Yushu, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc - một khu vực thuộc vùng cao nguyên Tây Tạng -đã cướp đi hơn 1.900 sinh mạng, hàng trăm người mất tích, rất nhiều tòa nhà, nhiều công trình công cộng và hệ thống giao thông bị phá hủy.

Không những thế, theo tờ nhật báo của Trung Hoa hôm 21-4-2010, trận động đất còn phá hủy nhiều di tích văn hóa của Phật giáo trong vùng Yushu. Tờ nhật báo Nanfang hôm thứ Tư (14-4-2010) đã báo cáo rằng, hai di tích văn hóa trọng yếu đang được bảo vệ trong khu vực Yushu đã sụp đổ hoàn toàn và những khu bảo tồn di tích văn hóa cấp tỉnh khác cũng bị tổn hại nghiêm trọng.

WTDD (1).jpg

Lực lượng cứu hộ cùng nâng pho tượng Phật ra khỏi đống đổ nát

Ông Guo Hong - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa tỉnh Thanh Hải, cho hay: “Hầu như tất cả các di tích văn hóa tại Yushu đều bị phá hủy, đặc biệt là tu viện Zen và tu viện Gyegu”.

Tại tu viện Gyegu, ngôi tự viện có lịch sử trên 2.000 năm, một trong số những tòa kiến trúc chính của tu viện đã bị phá hủy hoàn toàn. Tờ nhật báo Guangzhou vào hôm thứ Tư đã trích dẫn lời của vị quản lý tòa kiến trúc ấy rằng: “Một tòa kiến trúc chính với lịch sử trên 500 năm đã bị tàn phá, chỉ còn có 8 vị Tăng ở trong tòa nhà ấy sống sót”.

WTDD (2).jpg

Một vị Lạt ma đang đứng trên đống gạch vụn ở Gyegu

Tuy nhiên, theo báo cáo của ông Ren Tiesheng, Phó Cục trưởng Cục Địa chấn tỉnh Thanh Hải, tu viện Princess Wencheng nằm cách tâm điểm của cơn động đất, tọa lạc trong một cái động nằm dưới những tảng đá thì không bị ảnh hưởng nhiều.

Hôm thứ Hai, các vị lãnh đạo trong chính quyền tỉnh Thanh Hải đã yêu cầu các nhà chức trách địa phương đánh giá sự tổn hại đối với các di tích văn hóa đã bị phá hủy trong trận động đất tuần trước và lên kế hoạch để phục hồi những di tích đó. Ban quản lý di sản văn hóa cũng đã tính đến việc đưa các chuyên gia đến để đánh gia mức độ hư hại và vạch kế hoạch để phục hồi các di tích đã bị phá hủy.

Theo lời của ông Wang, chùa Xinzhai Mani, một điểm di sản văn hóa quốc gia đã bị phá hủy 40%, và 60% còn lại thì rất có nguy cơ bị sụp đổ.

WTDD (3).jpg

Kiến trúc Phật giáo tại Gyegu bị phá vỡ hoàn toàn

Đống đá Mani Gyanak ở khu vực Yushu, một đống đá Mani lớn nhất thế giới, cũng đã bị sụp đổ trong trận động đất. Đá Mani là những phiến đá và những viên đá được khắc các lời kinh cầu nguyên hay các câu thần chú của Lạt-ma giáo, hoặc là những biểu tượng thiêng liêng khác của Phật giáo Tây Tạng. Chúng thường được đặt dọc theo hai bên đường đi hoặc hai bên bờ sông, hoặc chất thành những đống lớn hay là những bức tường dài.

Đống đá Mani Gyanak là một thánh tích quan trọng của khu vực Yushu, nơi mà có đến 97% dân cư là người Tây Tạng.

Những người dân Tây Tạng trong vùng Yushu đã bắt đầu công việc sắp xếp lại những viên đá, phiến đá Mani của đống đá Gyanak trong khi chính quyền tập trung vào việc cứu người.

WTDD (4).jpg

Các tượng Phật được tìm thấy từ đống đổ nát

Đống đá Mani Gyanak được tạo dựng vào những năm 1700, đến nay đống đá có hơn hai tỷ viên đá Mani, và con số này đang được tăng dần lên khi những người hành hương Tây Tạng chất thêm các phiến đá, viên đá vào đó.

Ngài Kunga, người được người dân Tây Tạng xem như vị Phật sống, từ khu vực lân cận đã đến Yushu để góp phần xoa dịu nỗi đau tinh thần cho những người còn sống sót trong trận động đất. Ngài đã nói rằng: “Phật giáo Tây Tạng nên là một bộ phận quan trọng trong việc khôi phục tinh thần cho các nạn nhân”.

Những tổn hại về vật chất và số người thiệt mạng, mất tích trong trận động đất ở Yushu hiện vẫn chưa có thống kê chính xác. Các di tích văn hóa Phật giáo tại Yushu và các nạn nhân còn sống sót sau trận động đất ngày 14-4-2010 ở Yushu đang rất cần sự ủng hộ của mọi người để có thể khôi phục và tạo dựng cuộc sống mới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh (Vĩnh Long) lên giáo phẩm Hòa thượng

Truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh (Vĩnh Long) lên giáo phẩm Hòa thượng

GNO - Thông tin từ Văn phòng Đức Pháp chủ, sau khi xem xét đệ trình của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Đức Pháp chủ GHPGVN đã chuẩn y, ban hành quyết định truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long lên giáo phẩm Hòa thượng.

Thông tin hàng ngày