Trung Quốc: Mồng 1 Xuân Canh Dần, hơn 18 vạn du khách đến lễ bái tại Thánh địa chùa Pháp Môn

 Ngày đầu Xuân của năm Canh Dần, khu văn hóa chùa Pháp Môn -Thiểm Tây dòng người cuồn cuộn như thủy triều, trong đèn nến lung linh, khói hương quyện tỏa, họ cứ chen vai nối gót nhau đi lễ Phật cầu nguyện. Hòa cùng một loạt hoạt động đón xuân tại Tây An, Khúc Giang, tết văn hóa của chùa Pháp Môn là một trong những lễ hội có tầm cỡ

tetcangdan 1.jpg

Hơn 18 vạn du khách đến Thánh địa Pháp Môn cầu nguyện đầu Xuân

tetcanhdan 2.jpg
tetcanhdan 3.jpg
tetcanhdan 4.jpg

Các lễ hội đón xuân đầu năm - ẩm thực, cầu phúc,

 hội hoa đăng lần lượt tổ chức tại chùa Pháp Môn

Để nghinh đón Tân Xuân, chùa Pháp Môn đã lần lượt tổ chức hài hòa các hoạt động lễ hội như: Ẩm thực của đêm Trừ tịch, chiêm bái xá lợi ngón tay Phật, lễ cầu phúc, lễ hội hoa đăng và giải thưởng "Tố Thực Cẩm Niên" của văn hóa ẩm thực... Từ đêm Giao thừa cho đến rạng sáng mồng một tết, số lượng du khách đến tham quan lễ bái hái lộc đầu xuân đã lên tới con số 18 vạn người. Như vậy, chùa Pháp Môn - Thiểm Tây năm nay đã mở ra một kỷ lục mới, với số lượng du khách mà từ xưa đến nay mới có lần đầu tiên.

tetcanhdan 5.jpg

Tân Xuân, chư Tôn đức cử hành lễ cầu nguyện trước xá lợi ngón tay Phật

tetcanhdan 6.jpg

Văn hóa Phật giáo và giải thưởng "Tố Thực Cẩm Niên"

của văn hóa ẩm thực được tổ chức hài hòa trong đêm Giao thừa tại Chùa Pháp Môn

tetcanhdan 7.jpg

Hàng vạn chiếc xe của du khách đến nghinh Xuân - "Tọa Vô Hư Tịch"

Để cầu nguyện cho mình và gia đình, các du khách đã khởi hành từ 3 giờ sáng, cũng có những du khách do kẹt xe, phải đi bộ khoảng hai giờ đồng hồ mới tới chùa Pháp Môn, đến 18 giờ ngày 30 m ới chấm dứt. Hiện nay khu văn hóa chùa Pháp Môn, đã trở thành trọng điểm văn hóa thứ hai Thiểm Tây sau Binh Mã Dũng (tượng binh mã) của Tần Thỉ Hoàng.

tetcanhdan 8.jpg

tetcanhdan 9.jpg
tetcanhdan 10.jpg
tetcanhdan 11.jpg

Lễ hội hoa đăng cầu phúc sẽ kéo dài đến rằm tháng giêng. Trọn lễ hội hoa đăng lấy chữ "Phúc" (福) làm chủ đề, lấy "nền văn hóa Phật giáo truyền thống" làm nội dung chủ yếu, lấy "đèn hoa phong tục tập quán dân gian" làm nơi nương tựa chủ yếu. Toàn bộ đèn hoa được trưng bày, đều làm từ hình ảnh con tằm sâu kết lại thành hình rồng, dùng những chiếc bình phượng hoàng nhỏ và những chiếc bình bằng gốm sứ trong suốt, liên kết lại thành hình tháp Phật, qui mô từ trước đến nay chưa từng có. Đây là những sáng kiến kỳ đặc, màu sắc của những chiếc đèn hoa sáng chói, rực rỡ, mang lời chúc phúc thành ý là đập vào thị giác kinh ngạc của du khách và làm rung động tâm linh của họ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày