(GNO): Ngày
Quang cảnh hội trường
Ông Đường Gia Toàn - Nguyên Ủy viên Quốc Vụ, Hội Ủy viên hữu nghị Trung, Nhật Thế kỷ 21, đại biểu cấp cao phía Trung Quốc; ông Trương Liên Trân - chủ tịch Hiệp thương Chính trị tỉnh Giang Tô và ông Đông Sài Thiết Tam - Nguyên Quốc sĩ Giao thông Đại thần Nhật Bản; ông Hoang Tỉnh Chánh Ngô - Tri sự Huyện, TP Nara, Nhật Bản, cùng công bố "Tôn tượng Đại sư Giám Chân chùa Đông Đại Nhật Bản về thăm quê hương".
Các vị khách quý kéo bức màn phủ tôn tượng Đại Sư Giám Chân
Tiếp theo, Quản Trưởng Bắc Hà Nguyên Công Kính chùa Đông Đại Nhật Bản, và Trưởng lão Tùng Phố Tuấn Hải - tiền trụ trì chùa Đường Chiêu Đề NB, thống lĩnh Tăng chúng hai chùa cử hành Pháp hội nghinh phụng và hiến cúng hoa quả, nhang đèn, trà nước... trước Phật tiền.
Hơn 1200 năm trước, Đại sư Giám Chân ra đời ở Dương Châu TQ, nhận lời mời làm lưu học tăng tại Nhật Bản, trải qua ma nạn, sáu lần vượt biển Phù Tang, Đại sư chẳng những đem lý nghĩa Phật pháp đến cho Nhật Bản, mà còn mang đi những tinh hoa văn hóa như hội họa, thư pháp, điêu khắc, y dược, công nghệ, in ấn, kiến trúc... đẩy mạnh sự giao lưu rộng rãi cho nền Văn hóa Trung, Nhật, và trở thành "Tổ của Luật Tông", "Ân nhân Văn hóa" của Trung tâm Nhân Dân Nhật Bản.
Cùng đảnh lễ chiêm ngưỡng tôn tượng Đại Sư Giám Chân
Hơn 1000 năm trở lại đây, sự quan hệ của Dương Châu - cố hương của Đại sư Giám Chân và Nhật Bản luôn giữ được mối quan hệ. Năm nay là 30 năm, tôn tượng Đại sư Giám Chân chùa Chiêu Đề - Nara NB trở về thăm lại cố hương, cũng là tròn 1300 năm dời đô Bình Thành Kinh (Heijōkyō) (tên gọi cũ của thành phố Nara) Nhật Bản. Ngày 23/5, thành phố Dương Châu và thành phố Nara chính thức kí kết tình hữu nghị tốt đẹp.
Ông Tỉnh Đốn Tuyền - Phó Hội trưởng Hiệp hội Hữu nghị đối ngoại Nhân dân TQ (phải)
Ông Tỉnh Đốn Tuyền - Phó Hội trưởng Hiệp hội Hữu nghị đối ngoại Nhân dân TQ, trong lời phát biểu khai mạc đã nói, Nhìn lại sự tích của Đại sư Giám Chân, chúng ta đa thể hội một cách sâu sắc, truyền thống hữu nghị của nhân dân hai nước Trung Nhật đã có nền móng rất sâu dày mà chắc chắn, không có bất cứ chướng ngại tự nhiên nào và chướng ngại của con người làm ra mà có thể ngăn trở phá hoại được.
Ông nói tiếp, chúng ta nên rút ra kinh nghiệm bổ ích trong chiều dài lịch sử, để luôn có động lực tiến về phía trước. Chúng ta nguyện cùng đi một đường với Nhật Bản, vì phát triển mạnh mẽ và ổn định sự quan hệ của Trung Nhật; vì mục tiêu hữu nghị đời đời của nhân dân hai nước Trung Nhật, chúng ta càng nỗ lực hơn.
Trưởng lão Truyền Ấn - Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo TQ nói, Thánh tượng Đại sư Giám Chân về nước, giống như Đại sư thân lâm, chúng ta chiêm lễ cúng dường Ngài, chính là để học tập và truyền thừa "Tinh thần Giám Chân" vĩ đại — khắc khổ tu học, ngộ chứng tâm yếu; vong ngã lợi ngã, từ bi tế thế; vì Phật pháp thà bỏ thân mạng; tinh tấn dũng mãnh, ý chí kiên cường; truyền bá tinh thần văn hóa hoằng pháp lợi sanh.
Đại sư Tinh Vân - Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn
Đại sư Tinh Vân - Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn nói: 1250 năm trước, Đại sư Giám Chân chính là chiếc cầu hữu nghị được nối liền giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đối với nền văn hóa Trung - Nhật, Ngài đã có sự cống hiến vô cùng to lớn. Nhật Bản không quên nhân duyên này, nên từ nơi trùng dương xa thẳm, thỉnh thánh tượng Đại sư Giám Chân chùa Đông Đại Nhật Bản cung tống về cố hương của Đại sư, để cho người người chiêm ngưỡng, ý nghĩa này quả là trọng đại.
Dâng cúng Đại Sư Giám Chân
Tôn tượng Đại sư Giám Chân bằng chất liệu gỗ tại chùa Đông Đại Nhật Bản về thăm quê hương lần này, cùng với tượng sơn Giám Chân chùa Đường Chiêu Đề thành phố Nara, NB đồng là di sản văn hóa cấp Quốc gia Nhật Bản, đã có cách nay 267 năm lịch sử, vẫn luôn phụng thờ tại Thiên Thủ Đường, Viện Giới Đàn phía tây Đại Phật Điện chùa Đông Đại. Ngày 26/11 đến ngày