Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh: “Nhờ mẹ mà bén duyên với cửa Phật”

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN đang xem báo Giác Ngộ - Ảnh: Bảo Thiên/BGN
Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN đang xem báo Giác Ngộ - Ảnh: Bảo Thiên/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GN - Mẹ tôi là một Phật tử thuần thành của chùa Phóng Quang, ấp Mỹ Hóa, xã An Hội, tỉnh Bến Tre (nay thuộc TP.Bến Tre). Vì nhà gần chùa nên tối nào bà cụ cũng đến chùa lễ Phật, tụng kinh. Tâm nguyện này được cụ bà duy trì khá trọn vẹn dù có bận việc gì đi nữa.

Tôi là con trai út trong nhà, không có nhiều bạn bè nên khá gần với mẹ bởi dành phần lớn thời gian bên mẹ. Cũng bởi tình mẹ con thân thiết nên mỗi khi bà cụ đi đâu đều dẫn tôi theo và đi chùa mỗi tối cũng không ngoại lệ.

Hàng ngày, lúc trời nhá nhem tối, cơm nước xong, bà cụ lại mang theo túi xách nhỏ quen thuộc đi chùa. Những lúc như vậy, bà cụ đều yêu cầu tôi phải tranh thủ ăn cơm, áo quần tươm tất để cùng bà cụ lên chùa tụng kinh.

Theo mẹ đi chùa, được đánh giá là hiền lành, ngoan ngoãn, tôi cũng ít khi chú tâm vào đọc kinh mà phần lớn chạy nhảy, chơi đùa quanh chùa. Hoặc giả khi được hướng dẫn có ngồi vào đọc kinh thì cũng ngủ gục nơi góc chánh điện.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh - Ảnh: Đăng Huy

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh - Ảnh: Đăng Huy

Có một lần thấy tôi ngủ say quá, sau khi thời kinh hoàn mãn, bà cụ một mình về nhà, để tôi ngủ lại chùa mà không đánh thức để mẹ con cùng về.

Nửa khuya khi thức dậy, thấy xung quanh vắng vẻ và là một khung cảnh khác, tôi bật dậy khóc ngon lành và xin thầy về nhà.

Đường từ chùa về nhà không quá xa nhưng ngặt nỗi phải đi qua một cái miễu mà tuổi thơ của tôi bị ám ảnh vì nghe người lớn truyền nhau tại đây nhiều ma quỷ, rất ghê sợ. Mang tâm lý sợ hãi nhưng không quen ở một mình trên chùa nên tôi đã nhắm mắt nhắm mũi phóng một mạch về nhà.

Đến nhà, thấy cụ bà đang bình thản ngồi ăn khuya bên ánh đèn dầu, tôi ức quá ôm bà khóc ngon lành vì cứ tưởng bà cụ bỏ rơi mình.

Hỏi bà cụ tại sao bỏ tôi lại một mình ở chùa, cụ nhẹ nhàng đáp: “Vì thấy tụi bây ngủ ngon quá, mẹ không nỡ kêu dậy nên để ngủ lại chùa cho tiện!” làm tôi càng tủi thân theo cách nghĩ của trẻ thơ. Nhưng cũng nhờ thế mà tôi quen với việc đến chùa sinh hoạt và sau này gắn bó, thân thiết để rồi ngôi chùa trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của mình.

Sau này, tôi phát tâm xuất gia, trở thành tu sĩ Phật giáo cũng xuất phát từ những năm tháng tuổi thơ cùng bà cụ đi chùa, đọc kinh và lễ Phật.

Đây cũng là kỷ niệm đáng nhớ nhất giữa tôi và cụ vì khi tôi vừa tròn 6 tuổi, cụ bà đã qua đời giữa lúc thực dân Pháp chiếm đóng ở Việt Nam và đất nước lâm vào cảnh chiến tranh ác liệt, điêu tàn. Khi mẹ mất, thời gian còn lại trước khi xuất gia, tôi ở với ông cụ và các anh, chị lớn trong nhà.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm chùa Phật Bửu tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm tổ đình Phật Bửu tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

GNO - Sáng nay, 5-11 (5-10-Giáp Thìn), Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Pháp chủ GHPGVN đã quang lâm tổ đình Phật Bửu (Q.3, TP.HCM) thắp hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh (1936-2024), Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Trưởng tông phong Thiền Tịnh đạo tràng, tân viên tịch.  
Ảnh minh họa

Quản lý học trong kinh A Di Đà

GNO - Trong Phật giáo, có một cõi nước Tịnh độ của Ðức Phật mà mọi người luôn hướng đến, cầu sinh về đó. Vị giáo chủ của cõi nước này là Ðức Phật A Di Ðà, Ngài là vị chuyên gia quản lý rất xem trọng việc bảo vệ hệ sinh thái, rất khéo léo trong việc quy hoạch xây dựng và vô cùng am hiểu cách giáo dục nhân dân.
Thiền định làm việc để chữa lành khổ đau của tâm, có thể nói thêm rằng tiến trình chữa cho thân được ảnh hưởng tốt bởi sự thực hành chánh niệm tỉnh giác.

Thiền chữa trị thân tâm

GNO - Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha). Ngày nay, những nguyên tắc và những thực hành Chánh niệm (sati) và Thiền quán Minh sát (vipassanà) của Phật giáo đã được áp dụng cho nhiều mặt phức hợp của đời sống hiện đại.

Thông tin hàng ngày