Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng: 21 năm một chặng đường

Giác Ngộ - Chúng tôi trở lại Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng, ngôi trường duy nhất chuyên đào tạo Tăng Ni cho Phật giáo tỉnh nhà trong niềm vui xen lẫn những nỗi buồn vui. Vui vì trường đang được xây dựng nâng cấp mới, hứa hẹn một tương lai rộng mở cho nền giáo dục Phật giáo tỉnh nhà, buồn vì phảng phất đâu đây trên từng khuôn mặt của chư vị giáo thọ sư còn đó những nỗi lo kinh phí xây trường còn quá nhiều khó khăn…

wwwTC (1).JPG

wwwTC (2).JPG
wwwTC (3).JPG

Một buổi lễ tốt nghiệp tại Trường TCPH Lâm Đồng

wwwTC (4).JPG
wwwTC (5).JPG

Bóng thời gian trên con đưởng giáo dục

Đúng 15 năm sau ngày đất nước được hoàn toàn thống nhất, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp lợi sanh theo chủ trương của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN và cũng để đáp ứng lòng mong mỏi của Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà, Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng được chính thức khai giảng vào ngày 3-11-1990 tại một ngọn đồi nằm trong khuôn viên chùa Linh Sơn - 120 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt. Có thể nói, thành tựu trong công tác Phật sự giáo dục-đào tạo Tăng tài của Ban Trị sự Phật giáo Lâm Đồng đã tạo nên niềm hỷ lạc cho Phật giáo tỉnh nhà nói riêng và Phật giáo cả nước nói chung, đặc biệt là lớp Tăng Ni trẻ đang thiết tha cầu học.

wwwTC (6).JPG
wwwTC (7).JPG

Tăng Ni đang theo học và ngôi trường bắt đầu xuống cấp

wwwTC (16).JPG

21 năm qua kể từ ngày trường được thành lập, trong bối cảnh của Phật giáo tỉnh nhà còn quá non trẻ, do đó sự đóng góp của trường có lẽ còn rất khiêm tốn so với các công tác Phật sự đa đoan của Giáo hội nhưng Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường vẫn cố gắng duy trì và đã đào tạo được 7 khóa trung cấp và 2 khóa cao đẳng với gần 1.000 Tăng Ni sinh trong và ngoài tỉnh theo học. Trong đó, có hàng trăm vị đã tốt nghiệp học viện Phật giáo, hàng chục vị tốt nghiệp tiến sĩ nước ngoài, hàng trăm vị đảm nhiệm công tác trú trì hoặc tham gia vào các chức vụ quan trọng trong Giáo hội, hơn 10 người quay trở lại trường tham gia công tác giảng dạy phụ giúp trường trong tâm niệm “tiếp dẫn hậu lai” cho dù trường Phật học Lâm Đồng chỉ là ngôi trường mượn tạm của khu giảng đường chùa Linh Sơn, có tuổi thọ gần 50 năm đã xuống cấp trầm trọng (hai phòng dành làm nơi giảng dạy, học tập với mái tôn, vách ván cho nên trời mưa ồn ào, nắng hạ nóng bức).

21 năm không phải là nhiều so với sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh nhà. Nhưng ngần ấy thời gian cũng đủ để tự hào cho một nền giáo dục Phật giáo của một vùng cao nguyên còn rất nhiều khó khăn đang nỗ lực vươn lên trong thời hội nhập.

Tăng sinh Thích Quảng Đạo - khóa 5 đến từ Quảng Nam tâm sự: “Lần đầu tiên bước chân vào ngưỡng cửa của trường Phật học Lâm Đồng, nửa mừng nửa lo sợ. Mừng vì biết mình có quá nhiều phước báo, được cắp sách đến trường, lo sợ vì xa thầy tổ và cảnh vật nơi đây còn quá mới mẻ … Nhưng dần theo năm tháng, ngày ngày tôi được dạy dỗ tận tình bởi những tấm lòng tận tụy”. ĐĐ. Thích Giác Hiển đến từ tỉnh Bình Thuận, tốt nghiệp khóa 4 của trường, hiện đang học tại Học viện Phật giáo Huế bộc bạch: “Không thể nào quên được những lời dạy ban đầu chân thành của các bậc thầy khả kính đã chắp cánh ước mơ cho chúng tôi bay xa như ngày hôm nay… Nếu thuở ấu thơ chúng tôi được ấp ủ trong vòng tay, lời ru của mẹ thì trên ghế nhà trường này, thầy cô lại ru con bằng những lời giảng thậm thâm, vi diệu”.

wwwTC (8).JPG

Hoạt động văn hóa xã hội của Tăng Ni sinh nhà trường

wwwTC (9).JPG
wwwTC.JPG

Dưới bầu trời xanh đẹp nắng ấm chan hòa của vùng đất cao nguyên hoa anh đào Đà Lạt, Tăng Ni trẻ từ muôn nơi: Kon Tum, Quảng Ngãi, Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Phú Yên, Đà Lạt, Lâm Đồng gặp nhau trong cùng một tổ ấm Phật học, cùng cất lên tiếng hót thanh thoát. Sự hội ngộ hôm nay phải chăng là sự kết duyên từ vô lượng kiếp để bây giờ cùng nhau chung trường, chung lớp, cùng cất lên tiếng hát của một thời được ươm mầm trí tuệ … và cũng chính từ hình ảnh thân thương này mà Ban Giám hiệu, quí thầy cô giáo thọ sư của trường luôn trăn trở, ấp ủ quyết tâm tiếp tục ươm mầm cho những chồi non của đạo pháp cho dù phía trước còn khá nhiều khó khăn thử thách …

Khó khăn bao phủ những ước mơ

TT.Thích Viên Thanh - Phó ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng kiêm Phó Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Chúng tôi luôn lấy lời dạy của cố Đại lão Hòa thượng tôn sư, nguyên Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh nhà, nguyên Hiệu trưởng nhà trường làm kim chỉ nam để vượt qua mọi chướng duyên trên lộ trình phụng sự đạo pháp, hoằng hóa độ sanh. lời dạy của Ngài về tinh thần vượt khỏi sỏi đá chông gai để nở thành đóa hoa sen thơm đẹp cho cuộc đời như canh cánh bên lòng, cho nên mặc dù đôi lúc tập thể nhà trường tâm ý còn bất nhất nhưng sau đó luôn sát cánh bên nhau thực hiện hoài bão tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức".

Điều đáng trân trọng ở đây là nhà trường không thu tiền học phí của Tăng Ni sinh cho dù Ban Giám hiệu luôn gặp rất nhiều khó khăn. Hết hơn 2/3 giáo thọ trường không nhận thù lao, số còn lại chỉ nhận lương tượng trưng cho chi phí xăng xe, tiền văn phòng phẩm, điện nước, bảo vệ, trung bình mỗi tháng khoảng 20 triệu đồng nhưng đôi lúc xem ra còn rất chật vật. Chính vì vậy mà khi chúng tôi đề cập đến việc xây dựng trường còn đang dang dở thì hầu như trong Ban giáo thọ ai cũng lắc đầu cười để giấu đi nỗi âu lo thiếu hụt kinh phí khá trầm trọng.

Theo bản thảo thiết kế, trường được xây dựng gồm 4 phòng học (1 trệt, 1 lầu) với tổng kinh phí khoảng 3 tỷ nhưng hiện nay ban vận động chỉ thu được hơn 700 triệu. Số còn lại là một thử thách lớn. Một giáo thọ nói vui với chúng tôi rằng: “Việc xây chùa, tạc tượng sao mà nhanh, còn việc xây dựng trường để ươm những mầm xanh cho đạo pháp sao nghe khó khăn”.

wwwTC (10).JPG
wwwTC (11).JPG
wwwTC (12).JPG
wwwTC (13).JPG
Ngôi trường mới đang được xây dựng
và rất cần sự tiếp sức của những tấm lòng
wwwTC (14).JPG
wwwTC (15).JPG

Nghe đến đây, chúng tôi lại nhớ đến những giọt nước mắt, những đêm dài thao thức trăn trở của các bậc tôn túc hướng trọn đời mình dìu dắt Tăng Ni trẻ trên bước đường tu học. Tất cả cùng nhường nhịn, sẻ chia, hòa hợp thương yêu trong sự che chở đùm bọc, dạy dỗ của chư vị giáo thọ sư hết lòng vì đàn hậu học qua từng lời nói, cử chỉ, âm điệu trầm bổng vang lên nơi giảng đường Phật học thân yêu này.

Mong rằng qua bài viết này, chư tôn đức Tăng Ni đã trưởng thành từ ngôi trường Phật học thân thương Lâm Đồng, quí Phật tử, quí nhà hảo tâm hãy chung tay góp sức để công tác xây dựng trường sớm hoàn thành viên mãn.

Mọi đóng góp xin liên lạc: Văn phòng Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng: ĐT: 0633.836658 - Tài khoản số: 101010002872200 (Ngân hàng Vietiin Bank).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày