Từ Tết nghĩ về tâm xuân

Quang cảnh buổi giao lưu
Quang cảnh buổi giao lưu
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trong buổi giao lưu, trò chuyện về “Phong vị Tết, tâm hồn Việt” tại Đường Sách TP.HCM sáng nay, 4-2, do Mây Thong Dong tổ chức, Ths.Nguyễn Hiếu Tín đã chia sẻ nhiều khía cạnh văn hóa Tết Việt thú vị.

Buổi trò chuyện nhân dịp ra mắt sách “Phong vị Tết, tâm hồn Việt”, Nxb Hồng Đức và Mây Thong Dong liên kết ấn hành - tác giả Nguyễn Hiếu Tín cho biết, để có một mùa xuân miên viễn, mỗi người cần nuôi dưỡng tâm xuân. Đó chính là tâm lành, ý thiện trong đời sống hàng ngày.

Bạn đọc đặt nhiều câu hỏi về Tết, văn hóa Tết xưa Tết nay

Bạn đọc đặt nhiều câu hỏi về Tết, văn hóa Tết xưa Tết nay

Ths.Nguyễn Hiếu Tín cũng nói về làn gió Tết mang vị xuân cần được lưu giữ trong truyền thống văn hóa Việt như thú chơi kiểng, đọc sách, uống trà, thưởng trầm mùa xuân. Chia sẻ về việc lì xì dịp Tết, anh nói, truyền thống này dần xa rời bản chất gốc.

“Chữ “lì xì” theo nghĩa gốc là “lợi thị”, tức sự biểu thị, tượng trưng cho lộc đầu năm mới. Do đó, bao lì xì cũng thường có màu đỏ, hàm ý cầu chúc cho sự may mắn và cả tiền lì xì cũng dùng tờ tiền màu đỏ, hầu như không mấy chú trọng vào mệnh giá. Điều này trái ngược với ngày nay”, Ths.Nguyễn Hiếu Tín nói.

“Phong vị Tết, tâm hồn Việt” - cuốn sách 128 trang, in 4 màu, gói trong đó rất nhiều nội dung phong phú như câu đối Tết, thú chơi mai, thư pháp ngày xuân, tranh Tết, hương vị trà xuân, hương trầm ngày Tết, thú chơi cờ, hoa kiểng, ngoạn thạch, ông Địa vui xuân…

Được biết, ngoài công việc chính, trưởng bộ môn Du lịch của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hiếu Tín còn là tác giả sách, nhà sưu tập, thư pháp gia. Anh là tác giả của các đầu sách: Thư pháp là gì? (năm 2006, tái bản năm 2023 - Nxb Hồng Đức), Tem thư - nghệ thuật và khoa học (Nxb Thông tin và Truyền thông) và Cóc linh tuệ giác (Nxb Tổng hợp TP.HCM).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày