Tụng kinh Địa Tạng có bị... vong theo?

Tụng kinh Địa Tạng có bị... vong theo?
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Tôi là Phật tử, muốn tụng kinh Địa Tạng ở nhà có ảnh hưởng gì không? Một số người cho rằng tụng kinh này tại nhà thì vong theo có đúng không?

(PHƯỚC QUANG,phuocquangle56...@yahoo.com.vn)

Bạn Phước Quang thân mến!

Kinh Địa Tạng là kinh văn thuộc hệ Đại thừa. Trọng tâm kinh này nói về tâm địa (Chơn tâm, Phật tính) và hạnh nguyện cứu độ chúng sinh của Bồ-tát Địa Tạng. Tuy nhiên trong thực tế, kinh Địa Tạng thường được tụng niệm trong các khóa lễ cầu siêu khiến nhiều người sơ học tin rằng kinh này chỉ dành cứu độ người chết và liên hệ đến các vong linh.

Khá nhiều kinh văn hệ Đại thừa sử dụng ngôn ngữ biểu tượng. Kinh Địa Tạng cũng vậy, thông qua các biểu tượng nhằm thuyết minh Phật tính (tâm địa) và triển khai con đường làm hiển lộ và chứng đạt Phật tính ấy. Bồ-tát Địa Tạng ra vào các cõi cứu độ chúng sinh thực chất là biểu trưng cho quá trình chuyển hóa và thanh lọc vọng tâm cho đến khi chơn tâm hiển lộ, thành Phật.

Cho nên, bạn phải hiểu ý nghĩa tổng quan của bộ kinh, sau đó mới trì tụng để thâm nhập nghĩa lý mà ứng dụng tu hành. Tụng kinh như thế mới thực sự lợi ích và không còn phân vân lo sợ bất cứ điều gì.

Chúc tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn chụp hình lưu niệm tại chánh điện tạm của chùa Vạn Thành

Về nguồn - Chuyến đi khép lại đầy ý nghĩa của Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức (cũ)

GNO - Chuyến xe từ TP.Thủ Đức (cũ) vượt hơn 170 cây số về chùa Vạn Thành, ở vùng quê Lấp Vò - Đồng Tháp (cũ), quê hương của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, vị giáo phẩm lãnh đạo cấp cao của Giáo hội, bậc Thầy hướng dẫn tâm linh của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, gắn bó với địa phương Thủ Đức gần thế kỷ.
Ảnh minh họa

Hồi đầu có thực sự thị ngạn?

NSGN - Trong kho tàng thành ngữ và tư tưởng phương Đông, câu nói “Hồi đầu thị ngạn” (回頭是岸) - “Quay đầu là bờ” - đã trở thành một lời nhắc nhở đầy nhân văn và triết lý.

Thông tin hàng ngày