Tưởng niệm cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền tại chùa Xá Lợi

Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền tại chùa Xá Lợi
Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền tại chùa Xá Lợi
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 26-4 (15-3-Tân Sửu), tại chùa Phật Học Xá Lợi (Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.HCM) đã diễn ra lễ húy nhật lần thứ 48 cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, nguyên Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt.

Chánh Trí Mai Thọ Truyền là một trong những khuôn mặt Phật tử cư sĩ lớn của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

Ông sinh năm 1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình trung lưu. Thiếu thời, ông theo học tại Trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, Trung học Mỹ Tho và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn.

Chư tôn đức và Phật tử Ban Phật học chùa Xá Lợi tưởng niệm

Chư tôn đức và Phật tử Ban Phật học chùa Xá Lợi tưởng niệm

Năm 1931, ông thi đỗ Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Từ năm 1947, ông về Sài Gòn và lần lượt giữ các chức vụ quan trọng trong Chính phủ cho đến khi về hưu năm 1960.

Cư sĩ quy y với Hòa thượng Thích Hành Trụ, được ban pháp danh Chánh Trí, trở thành một Phật tử thuần thành, ăn chay trường, làm Phật sự không biết mệt mỏi.

Năm 1950, ông vận động thành lập Hội Phật học Nam Việt, tổ chức các lớp Phật học và thuyết giảng, xuất bản sách báo, đáng kể là tạp chí Từ Quang, thành lập trên 40 Tỉnh hội và Chi hội Phật học khắp miền Nam.

Chính ông vận động và đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi làm trụ sở của Hội Phật học Nam Việt. Ông làm Tổng Thư ký của Hội khi mới thành lập và Hội trưởng từ 1955 cho đến ngày ông mất.

Trong giai đoạn Pháp nạn 1963, ông giữ nhiệm vụ Tổng Thư ký Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo. Năm 1964, ông tham gia Ủy ban soạn thảo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và được bầu làm Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo.

Viện Đại học Vạn Hạnh được thành lập, tạm đặt tại chùa Xá Lợị, ông đảm nhiệm Phụ tá Viện trưởng đặc trách hành chánh và tài chánh, kiêm Tổng Thư ký niên khóa 1967-1968.

Ông còn để tâm nghiên cứu kinh điển, dịch và trước tác các tác phẩm có giá trị về Phật học. Với sự uyên thâm, thông hiểu sâu sắc giáo lý Phật đà ông đã dành nhiều thời gian dịch và trước tác các tác phẩm có giá trị về Phật học như: Tâm và Tánh; Ý nghĩa Niết Bàn; Một đời sống vị tha; Tâm kinh Việt giải; Le Bouddhisme au Viet Nam; Pháp Hoa huyền nghĩa; Địa Tạng mật nghĩa…

Ngày 15-4-1973, ông còn cùng các đại biểu các tỉnh của Hội Phật học Nam Việt họp đại hội tại chùa Xá Lợi, chia tay vào lúc 23 giờ khuya. Sáng 17-4-1973 tức rằm tháng ba năm Quý Sửu, vào lúc 8 giờ 15, ông nằm ngay thẳng, từ giã cõi trần rất nhẹ nhàng, thanh thản, hưởng thọ 69 tuổi.

Ban Phật học chùa Xá Lợi, gia quyến trong lễ cung tiến chơn linh

Ban Phật học chùa Xá Lợi, gia quyến trong lễ cung tiến chơn linh

Thành kính tưởng niệm một bậc cư sĩ lớn của thời đại

Thành kính tưởng niệm một bậc cư sĩ lớn của thời đại

Gia đình Phật tử Xá Lợi tượng niệm

Gia đình Phật tử Xá Lợi tượng niệm

Ông là một điển hình cho sự tích cực của hàng cư sĩ lợi đạo ích đời theo tinh thần đạo Phật, là điểm sáng chói ở miền Nam trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo, góp phần lớn lao trong sự nghiệp truyền bá tri thức Phật học, nhất là phát triển hệ thống Phật học cư sĩ do ông sáng lập ra vẫn còn duy trì hoạt động cho đến ngày nay.

Ông là một điển hình cho sự tích cực của hàng cư sĩ lợi đạo ích đời theo tinh thần đạo Phật, là điểm sáng chói ở miền Nam trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo, góp phần lớn lao trong sự nghiệp truyền bá tri thức Phật học, nhất là phát triển hệ thống Phật học cư sĩ do ông sáng lập ra vẫn còn duy trì hoạt động cho đến ngày nay.

Tưởng cư sĩ Chánh Trí được an vị trong khuôn viên sân chùa Xá Lợi ngày 27-1-2018

Tưởng cư sĩ Chánh Trí được an vị trong khuôn viên sân chùa Xá Lợi ngày 27-1-2018

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày