Vấn đề nghi lễ: còn phải bàn nhiều!

GNO - Đạo hữu Minh Hạnh Đức thân mến, tâm nguyện của đạo hữu thật đúng với tâm nguyện của tôi cũng như hàng triệu triệu hàng Phật tử trên đất nước ta. Tuy nhiên, xét ở nhiều góc độ khác nhau, ta còn khó khăn rất lớn về vấn đề này.

Nghi lễ Phật giáo.jpg

Nghi lễ Phật giáo phong phú, đa dạng ở các miền
để thích ứng với văn hóa, tập quán - Ảnh chỉ mang tính minh họa


Thứ nhất
, âm điệu tán-tụng mỗi vùng miền có sự khác nhau, ví như lời ru của mẹ ở miền Bắc khác miền Trung, Trung khác Nam, thế ta lấy đâu làm chuẩn mực?

Nếu lấy âm hưởng tán tụng của miền Bắc làm chuẩn, thế miền Nam, miền Trung phải thay đổi, phải học theo và phải bỏ cái vốn có à? GS.TS Trần Văn Khê đã từng nhận xét, âm nhạc Phật giáo, nghi lễ của Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Mỗi một vùng miền có một nét đặc trưng riêng. Ví như dòng sông Hồng sẽ khác sông Hương, khác sông Cửu Long… mà mỗi nét đặc trưng đó sẽ tạo cho cái vốn nghi lễ mang tính chất phong phú hơn.

Nghi lễ miền Bắc mang âm hưởng ca trù, lúc khoan, lúc nhặt, cuối mỗi câu tán chữ cuối đều phải cất lên thì ở miền Trung lại dịu dàng, tha thiết như giọng hò Huế, cuối câu thường là âm ngang hoặc huyền. Còn ở miền Nam, là sự ngọt ngào của câu vọng cổ nên cuối mỗi câu tán, âm cuối mạng dấu nặng.

Thứ hai, về vấn đề Việt hóa kinh, tôi nghĩ bạn nói đúng, đôi khi thời kinh sám hối, có những vị Tăng Ni Phật tử tụng thuộc làu làu: “Như thị đẳng, nhứt thiết thế giới, chư Phật Thế Tôn, thường trụ tại thế, thị chư Thế Tôn, đương từ niệm ngã…”; song, khi hỏi nghĩa thì nhiều vị lắc đầu. Sám hối là tụng đọc phải hiểu, tâm phải quán lại các hành động tội lội của thân-khẩu-ý… thế nhưng cứ làu làu nguyên âm Hán văn thế kia thì chẳng khác chi cái máy.

Nói chi xa xôi, ở kinh Nhật tụng, phần cuối sau khi phục nguyện “Phúng kinh công đức…” xong, có chùa Tam tự quy, có chùa thì Tán Vi Đà, Chúc Hộ Pháp, Chú Thiện Nữ Cát Tường…

Vì thế, tôi có ý kiến, mong rằng để tạo được sự đồng hợp trong thiền môn, trước lễ Quy y ở các tự viện, vị trụ trì, tri sự cần tổ chức dạy về oai nghi, về các nghi thức tụng niệm cơ bản ở chùa mình, cách đi chuông mõ, pháp khí cho chính xác, đúng theo nghi lễ…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh nguyên Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức; nguyên Trưởng ban Trị sự GHPGVN Q.9 (cũ) nhiệm kỳ II, III, IV, V; nguyên Đại biểu Hội đồng Nhân dân, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQVN Q.9 (cũ); viện chủ tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) - Ảnh: Nguyện Truyền

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh (1949-2024)

GNO - Cuộc đời hành đạo của Hòa thượng là tấm gương sáng cho các thế hệ hậu học noi theo, với chuỗi thời gian phụng sự cho Đạo pháp và Dân tộc, là ngọn thiền đăng dẫn dắt cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia trên bước đường tu học giải thoát.
Dấn thân để phụng sự

Dấn thân để phụng sự

GNO - Siêu bão Yagi (bão số 3) đã đi qua nhưng hậu quả mà nó để lại là không thể kể hết. Đối với toàn bộ người dân miền Bắc nói chung và người dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đây là cơn bão lũ lịch sử.

Thông tin hàng ngày