Vị sư mang đạo vào đời

GNO - Somnieng Hoeurn, phó trụ trì chùa Wat Damnak, một trong những ngôi chùa lớn nhất tại phủ tỉnh Siem Reap ở tây bắc Campuchia, và một thánh phố nghỉ mát nổi tiếng, là cửa ngõ vào khu vực Angkor, chia sẻ rằng Khmer Đỏ đã phá hủy hoàn toàn Phật giáo ở Campuchia.

Sư nói thêm với một nụ cười: "Chúng tôi không chỉ có xây dựng chùa chiền mà còn làm nhiều công trình tâm linh khác".

sewing class.JPG


Nhà sư và lớp học may - đào tạo cho các phụ nữ nghèo có nghề mưu sinh

Sư cho rằng cả chính phủ và hệ thống Phật giáo cần cùng nhau giúp Campuchia - một trong những nước nghèo nhất thế giới - tiến bộ. "Một ngôi chùa Phật giáo phải đáp ứng nhu cầu của thế kỷ 21", sư nói.

1. Câu chuyện cuộc đời của sư cũng độc đáo như nỗ lực của sư trong việc xây dựng lại Phật giáo Campuchia, trong đó ngôi chùa là một phần của sự phát triển cộng đồng.

LHA có 6 chương trình cốt lõi bao gồm một trại trẻ mồ côi cho 43 trẻ dễ bị tổn thương nhất, dự án cộng đồng nơi 160 gia đình nghèo được cung cấp lúa ăn suốt cả năm để cho con cái của họ được đi học, đào tạo nghề may cho phụ nữ trẻ nghèo khó, các lớp học tiếng Anh và một chương trình thúc đẩy giáo dục trẻ em gái.

Somnieng được sinh ra vào năm 1980 ngay sau khi chế độ Khmer Đỏ bị lật đổ. Sư là một trong năm anh chị em trong một gia đình rất nghèo, nơi mà bạo hành gia đình là chuẩn mực. Không thể nuôi nấng, mẹ đã bỏ rơi sư lúc lên 3. Sư được nuôi lớn bởi một người hàng xóm trong 10 năm tiếp đó.

Sư thậm chí không có 5 đô la cần thiết để dự kỳ thi trung học. Nhưng, quyết tâm trở thành người có giáo dục, sư đã xuất gia khi 15 tuổi, và 20 tuổi, sư được bổ nhiệm làm lãnh đạo của ngôi chùa. Sư cũng tiếp tục hoàn thành bậc trung học.

"Tôi còn quá trẻ và tôi không biết làm thế nào để điều hành một ngôi chùa, nhưng có một điều tôi biết là tôi có thể học hỏi". Năm 2002, sư đã đi đến Phnom Penh và thuyết phục một tổ chức phi chính phủ địa phương, Salvation Centre of Cambodia, cho phép sư mở một chi nhánh tại Siem Reap để điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

Năm 2005, sư thành lập Hiệp hội phi chính phủ Cuộc sống và Hy vọng (LHA), với sự tài trợ của ngôi sao điện ảnh Thành Long. LHA cam kết phá vỡ sự nghèo khó ở Campuchia.

Được hướng dẫn bởi triết lý Phật giáo và kinh nghiệm của riêng Somnieng, LHA "tin rằng nguồn gốc của tất cả khổ đau là sự thiếu hiểu biết, và yêu thương chăm sóc và giáo dục tốt cung cấp một cách thoát khỏi đói nghèo".

Một chương mới đã được viết trong câu chuyện cuộc đời của Somnieng vào năm 2005 khi một bác sĩ người Mỹ đã đến thăm Campuchia và muốn có một nhà sư nói tiếng Anh để dạy cho ông ta Phật học cơ bản. Somnieng đã nhận lấy thách thức này.

"Tôi đã chia sẻ với ông ấy về Bát Chánh đạo trong một tuần và sau khi trở lại ông đã gửi email cho tôi, mời tôi đến thăm Mỹ", Somnieng nhớ lại. Trong chuyến đi này, sư được giới thiệu với chủ tịch của Đại học St Ambrose, người đã tặng sư một suất học bổng để học tập ở đó. Khi trở về Campuchia sư đã xin thị thực du học.

"Mỹ không phải là nơi mà tôi muốn sống", Somnieng nói. "Trong 3 năm đó, ít nhất tôi đã trở về nước mỗi năm một lần. Tôi học tập trong thời gian ban ngày và điều hành LHA từ Mỹ vào ban đêm".

Sư không chỉ có được bằng Cử nhân Quản lý từ Đại học St Ambrose, mà năm ngoái, còn nhận được một học bổng tại Đại học Harvard, sư đã có được bằng Thạc sĩ Hành chính công.

Nhà sư 34 tuổi cho rằng ngôi chùa là một tổ chức cộng đồng và cần phải được quản lý như vậy. "Tôi muốn tìm hiểu và chắc chắn rằng tôi đang điều hành một tổ chức cộng đồng, và chắc chắn rằng chúng tôi đang thiết lập các giá trị đúng đắn và mang đến các giá trị mới cho xã hội", sư giải thích lý do tại sao lại chọn việc nghiên cứu hành chính.

2. Sen Sith, người xuất thân từ một gia đình nghèo trong làng, tốt nghiệp chương trình Anh ngữ. Anh học tiếng Anh tại chùa trong 2 năm và hiện đang giảng dạy các đối tượng trẻ em ở trường làng.

"Tôi biết tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới và tôi đã học nó để mở ra cơ hội cho bản thân mình. Tôi có thể làm việc như một hướng dẫn viên", anh nói.

Sok Rem, một nhà sư trẻ tại chùa Wat Damnak - người điều phối các lớp học tiếng Anh, cho biết họ tính phí 11 USD mỗi học sinh cho một khóa học 4 tháng về đọc, viết và nói. "Đối với những người nghèo, nếu có xác nhận của trưởng thôn, chúng tôi cho phép họ học miễn phí", sư nói.

"Chúng tôi cung cấp rất nhiều các lớp học liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh trong kinh doanh, nhà hàng và du lịch, để họ có thể làm việc trong các lĩnh vực này", sư Sok giải thích, ngoài ra các lớp học tiếng Anh một giờ trong trường không đủ để đào tạo người trong các lĩnh vực này. Các lớp học nói tiếng Anh thường được điều hành bởi các giáo viên tình nguyện nước ngoài.

3. Siem Reap cách ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng thế giới Angkor Wat chỉ 6 cây số, nơi thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Ngành công nghiệp khách sạn trong thành phố đã mọc lên như nấm trong thập kỷ qua và vẫn còn mở rộng.

Chương trình may đã đào tạo được 213 cô gái từ các gia đình nghèo. Họ trong độ tuổi từ 18 đến 34 và nhiều người đã làm việc trong các nhà máy gạch hoặc các địa điểm xây dựng trước đó. "Họ không có học vấn và không có hy vọng. Chúng tôi đang tạo kỹ năng cho họ", sư Somnieng nói.

"Chúng tôi cung cấp cho họ chương trình đào tạo 10 tháng, bao gồm thực phẩm miễn phí và chỗ ở", Nat Sakoan, quản lý trường may giải thích. "Một số học viên đã đăng ký làm việc ở đây. Họ không muốn về nhà. Khi chúng tôi nhận được đơn đặt hàng từ các nước khác và các công ty, chúng tôi cung cấp cho họ việc làm và trả lương".

LHA nhận được hỗ trợ từ các nhà tài trợ ở Úc, Mỹ và các nước khác. Sư Somnieng thường đến thăm các nước để kêu gọi hỗ trợ. Sư cũng đang có kế hoạch thiết lập một đài phát thanh cộng đồng theo định hướng trong tương lai gần để phát triển giáo dục với quan điểm Phật giáo đến từng nhà.

Sư Somnieng lập luận: "Mọi người không chỉ nhìn và nói ngôi chùa đang ở đó. Họ hỏi làm thế nào mà chúng tôi có thể giúp họ sống sót. Con người đang chịu rất nhiều áp lực về kinh tế, công nghệ và chính trị, và nếu tôn giáo không thể tạo điều kiện cho họ, tôn giáo sẽ bị bỏ lại phía sau".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.

Thông tin hàng ngày