Video: Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nằm trong chương trình Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2008), sáng ngày 26/11, tại TX Uông Bí , Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học xã hội và UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội thảo khoa học “Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp”.

Về dự hội thảo có các đồng chí Trần Đức Lương - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam, Nguyễn Văn An - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội, Trương Quang Được - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Hoà thượng Thích Thanh Tứ – Phó Chủ tịch Thường trực trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Vũ Đức Đam - Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh.

 

 Tham gia hội thảo còn có các chư tôn thiền đức và 91 tác giả đã gửi bản tham luận đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua Trần Nhân Tông. Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận ba vấn đề chính: Vua Trần Nhân Tông con người và thời đại, Vua Trần Nhân Tông anh hùng dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc, Di sản và tư tưởng văn hoá ở thời đại Trần Nhân Tông.

 

 Các ý kiến tham luận tại Hội thảo cho thấy Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị vua có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc, vừa là hoàng đế, nhà sư vừa là thi sỹ. Tư tưởng: “Cư trần lạc đạo” (lấy đạo hướng dẫn con người) luôn là kim chỉ nam xuyên suốt và bao trùm lên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của một vị vua có một không hai trong lịch sử. Ngài là minh chứng hùng hồn cho trí thông minh, lòng quả cảm vô song đặc biệt là khát vọng đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Không chỉ là người sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên Tử mà dưới sự trị vì của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, văn hoá dân tộc triều đại nhà Trần đã thực sự phục hưng và phát triển rực rỡ mà hào khí Đông A chính là sự thể hiện sinh động nhất .

 

 Hội thảo thực sự là dịp để giới phật tử và xã hội có dịp chiêm ngưỡng và hiểu biết hơn về lịch sử nhà Trần tiêu biểu là Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị vua thể hiện cho ý chí vươn lên thống nhất đất nước để hướng tới một cuộc sống thái bình thịnh trị. Các kết quả tại hội thảo sẽ là cơ sở khoa học cho việc công nhận Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông là danh nhân văn hoá quốc gia, tiến tới sẽ đề nghị UNESSCO công nhận Ngài là danh nhân văn hoá thế giới.

 

 Hội thảo khoa học với các nghiên cứu chính xác sẽ đánh giá đúng vai trò của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng sự nghiệp đại đoàn kết các dân tộc các tôn giáo Đại Việt, sự nghiệp tu hành và tư tưởng vĩ đại của Thiền phái Trúc lâm đã ảnh huởng sâu rộng tới nền văn hoá Việt Nam. Và hội thảo cũng là dịp để các tăng ni, phật tử, đồng bào các dân tộc Việt Nam học tập phát huy tinh thần nhập thế, tinh thần yêu nước của giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ni sư Chứng Nghiêm đích thân giám sát việc ứng phó và cứu trợ nạn nhân trong thảm họa động đất tại Đài Loan

Tổ chức Phật giáo Từ Tế cứu trợ nạn nhân động đất

GNO - Từ Tế, tổ chức từ thiện và nhân đạo toàn cầu có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đã chia sẻ rằng việc ứng phó và cứu trợ vụ động đất xảy ra ở bờ biển phía Đông của vùng lãnh thổ này đã bắt đầu được tiến hành vài phút sau khi thảm họa xảy ra.

Thông tin hàng ngày