Việc bị lấn, chiếm đất là ngoài mong muốn của các tổ chức tôn giáo nên cần Nhà nước bảo hộ

Hòa thượng Thích Huệ Thông trình bày ý kiến tại hội nghị
Hòa thượng Thích Huệ Thông trình bày ý kiến tại hội nghị
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là đề nghị của Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN tại Hội nghị lấy ý kiến các tổ chức tôn giáo tham gia góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), vừa diễn ra tại TP.HCM vào chiều 17-3.

Liên quan đến vấn đề này, tại điểm a, khoản 2, điều 138 về công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất của dự thảo quy định: “Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn, bị chiếm”.

Theo đề nghị của Hòa thượng Thích Huệ Thông thì nên bỏ cụm từ “diện tích đất để bị lấn, bị chiếm”, vì việc bị lấn, bị chiếm đất là ngoài mong muốn của các tổ chức tôn giáo nên Nhà nước phải bảo hộ. Điều này cũng phù hợp với khoản 1, điều 18 về “Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất" là: “Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất”.

Chư tôn đức đại diện Phật giáo tham dự hội nghị

Chư tôn đức đại diện Phật giáo tham dự hội nghị

Bên cạnh đó, Hòa thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự cũng mong muốn dự thảo Luật Đất đai cần làm rõ một số từ, cụm từ và khái niệm có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo. Cụ thể hơn là các quy định về đất kết hợp đa mục đích, đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thuê đất; cấp quyền sử dụng đất đối với cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là chùa, đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ, thu hồi đất có đền bù và thu hồi đất không đền bù…để tránh nhận thức sai ở từng địa phương cũng như có sự chồng chéo đến luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016.

Khi phóng viên báo Giác Ngộ hỏi về những điểm mới của dự thảo so với Luật Đất đai năm 2013, Hòa thượng Thích Huệ Thông cho biết dự thảo lần này mở ra cho các tổ chức tôn giáo những điểm lợi ích như được quyền thuê đất để sử dụng với các mục đích từ thiện, sinh hoạt, du lịch tâm linh... mà không cần thiết liên quan đến vấn đề thờ tự. Nếu dự thảo được Quốc hội thông qua và có hiệu luật thi hành vào tháng 7 năm 2024, sẽ giải quyết nhiều vấn đề tồn động trong lĩnh vực đất đai nói chung và tín ngưỡng tôn giáo nói riêng.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng (bên phải) chủ trì “Hội nghị lấy ý kiến các tổ chức tôn giáo tham gia góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)”

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng (bên phải) chủ trì “Hội nghị lấy ý kiến các tổ chức tôn giáo tham gia góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)”

Được biết, “Hội nghị lấy ý kiến các tổ chức tôn giáo tham gia góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)” do Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng; cùng với sự tham gia của đại biểu các bộ, ban ngành T.Ư, các chức sắc, chức việc đại diện các tổ chức tôn giáo.

Hội nghị nhận được hơn 10 ý kiến đóng góp của các ban ngành, đại diện các tổ chức tôn giáo liên quan đến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”. Toàn bộ những nội dung này sẽ được Ban Tổ chức hội nghị tổng hợp và gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cân nhắc, cụ thể hóa vào các điều, khoản của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày