"Viên ngọc" nặng... 35 tấn và 12 ngày đêm mất ăn mất ngủ

 Do khối ngọc bích quá nặng, nên 4 lần xe bị nổ lốp. Chiếc ô tô bò ì ạch suốt 12 ngày đêm mới về đến Việt Nam. 

Thất bại trong cuộc đấu giá khối ngọc khổng lồ ở Myanmar, nghệ nhân Đào Trọng Cường rất tiếc. Mới đây, khi tượng Phật Ngọc của một nghệ nhân Canada được cung nghinh sang Việt Nam, nỗi tiếc nuối không mua được khối ngọc  trong ông lại  trào dâng. Nếu như mua được khối ngọc đó, bức tượng Đức Phật Ngọc do ông chế tác sẽ lớn nhất thế giới, chứ không phải khối ngọc của một nghệ nhân người Canada.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cùng lãnh đạo tỉnh Hải Dương chụp ảnh kỷ niệm bên khối ngọc.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cùng lãnh đạo tỉnh Hải Dương chụp ảnh kỷ niệm bên khối ngọc. 


“Thông thường, khi các đại gia mua ngọc về, lập tức ngọc sẽ bị xẻ để làm trang sức hoặc sản phẩm gì đó. Nhưng trời Phật run rủi thế nào mà tôi lại gặp được khối ngọc khổng lồ này, vẫn còn nguyên vẹn. Điều này thật lạ!” – Ông Cường cứ nhắc đi nhắc lại điều đó với suy nghĩ đậm chất tâm linh.

Theo lời ông Cường, một lần sang Trung Quốc sắm máy mài và cắt ngọc, ông đã đưa cho một người bạn, cũng là nghệ nhân chế tác ngọc xem tấm hình ông chụp khối ngọc khổng lồ ở Myanmar và bày tỏ sự tiếc nuối khi không mua được khối ngọc đó. Không ngờ, người bạn Trung Quốc kia bảo rằng, chính bạn của anh ta đã mua được khối ngọc khổng lồ đó ở hội chợ đấu giá đá quý ở Myanmar. Viên ngọc đó vẫn chưa bị anh ta xẻ ra.

Khối ngọc từng được cho là lớn nhất thế giới khai thác được ở Canada.
Khối ngọc từng được cho là lớn nhất thế giới khai thác được ở Canada. 


Nghe tin đó, tim ông Cường cứ đập thình thịch. Ông "đề nghị" người bạn lập tức chở đi xem khối ngọc bích cách nơi bạn ông Cường ở 200km. Tận mắt trông thấy khối ngọc vẫn nguyên vẹn hình hài như xưa, ông đã không nén được xúc động, hôn lấy hôn để lên khối ngọc.

Tượng Phật Ngọc kỷ lục nặng 3,9 tấn. Đại gia người Trung Quốc này đã mua khối ngọc với ý định bán kiếm lời, nhưng gặp đúng thời điểm kinh tế thế giới suy thoái, nên suốt 3 năm trời chưa bán được cho ai. Nếu xẻ khối ngọc trị giá gần 60 tỉ đồng này làm trang sức không những khó có lãi, mà có thể còn trắng tay. "Khi tận mắt khối ngọc bích khổng lồ này, tôi chợt nảy ra ý nghĩ, ta nên làm một ngôi chùa bằng ngọc rồi đặt pho tượng Phật Ngọc vào đó. Tôi tin rằng, ngôi chùa và pho tượng ngọc sẽ không những quảng bá được nghề ngọc mà còn quảng bá được cả thương hiệu đất nước mình ra thế giới". Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Người sở hữu khối ngọc này đã không dám "đánh bạc", nên vẫn để khối ngọc nguyên vẹn như vậy. Mục đích sở hữu khối ngọc này của ông Cường không phải để làm trang sức, mà để tạc tượng, nên ông mới dám chi ra số tiền rất lớn để mua. Sau tổng cộng 16 lần đi về thương thuyết, trả giá, ông Cường đã mua được khối ngọc của đại gia người Trung Quốc. Số tiền ông Cường bỏ ra mua khối ngọc là bao nhiêu, thì chỉ có ông Cường và đại gia bán ngọc người Trung Quốc kia biết rõ.

Tượng Phật Ngọc kỷ lục nặng 3,9 tấn. 

Đại gia người Trung Quốc này đã mua khối ngọc với ý định bán kiếm lời, nhưng gặp đúng thời điểm kinh tế thế giới suy thoái, nên suốt 3 năm trời chưa bán được cho ai. Nếu xẻ khối ngọc trị giá gần 60 tỉ đồng này làm trang sức không những khó có lãi, mà có thể còn trắng tay.

 "Khi tận mắt khối ngọc bích khổng lồ này, tôi chợt nảy ra ý nghĩ, ta nên làm một ngôi chùa bằng ngọc rồi đặt pho tượng Phật Ngọc vào đó. Tôi tin rằng, ngôi chùa và pho tượng ngọc sẽ không những quảng bá được nghề ngọc mà còn quảng bá được cả thương hiệu đất nước mình ra thế giới".
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.


Người sở hữu khối ngọc này đã không dám "đánh bạc", nên vẫn để khối ngọc nguyên vẹn như vậy. Mục đích sở hữu khối ngọc này của ông Cường không phải để làm trang sức, mà để tạc tượng, nên ông mới dám chi ra số tiền rất lớn để mua.

Sau tổng cộng 16 lần đi về thương thuyết, trả giá, ông Cường đã mua được khối ngọc của đại gia người Trung Quốc. Số tiền ông Cường bỏ ra mua khối ngọc là bao nhiêu, thì chỉ có ông Cường và đại gia bán ngọc người Trung Quốc kia biết rõ.



Chỉ biết rằng, để có đủ tiền mua khối ngọc bích khổng lồ này, ông Cường đã phải bán gấp một ngôi nhà lớn ở cạnh Hồ Tây, chấp nhận lỗ mất nửa triệu USD so với giá thực.

Vết mài làm phát lộ ánh ngọc bích.
Vết mài làm phát lộ ánh ngọc bích. 


Sau khi mua được khối ngọc, ông Cường đã thuê một chiếc xe siêu trường siêu trọng chở về Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn. Do khối ngọc bích quá nặng, nên 4 lần xe bị nổ lốp. Chiếc đại xa bò ì ạch suốt 12 ngày đêm mới về đến Việt Nam. Lúc khối ngọc tiếp đất tại xưởng chế tác đá quý ở Hải Dương là 2h sáng ngày 10/10, đúng ngày kỷ niệm 999 năm Thăng Long – Hà Nội.

Bản thân khối ngọc này nặng 55 tấn, nhưng do không cẩu được, nên đã bị cắt làm đôi.
Bản thân khối ngọc này nặng 55 tấn, nhưng do không cẩu được, nên đã bị cắt làm đôi. 


“12 ngày chờ đợi khối ngọc về Việt Nam là 12 ngày đêm tôi mất ăn mất ngủ. Đến bữa thì uống nước sâm, húp cháo loãng. Nhân viên y tế thường trực bên cạnh để đo huyết áp, vì huyết áp lúc nào cũng cao vọt. Khi nhận tin khối ngọc đã qua được cửa khẩu về Việt Nam, huyết áp tự dưng tụt đột ngột xuống còn 80. Đây quả là kỷ niệm khó quên đối với tôi. Sau này tôi tính sẽ viết một cuốn hồi ký và dựng một bộ phim về quá trình mua khối ngọc này” – ông Cường tâm sự với mọi người trong buổi cắt niêm phong khối ngọc.

Tác phẩm Ba miền của nghệ nhân Đào Trọng Cường có chữ ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bán với giá 1,830 tỉ đồng trong một cuộc đấu giá. Toàn bộ số tiền ủng hộ Quỹ Vì người nghèo.

Tác phẩm Ba miền của nghệ nhân Đào Trọng Cường có chữ ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bán với giá 1,830 tỉ đồng trong một cuộc đấu giá. Toàn bộ số tiền ủng hộ Quỹ Vì người nghèo. 


Theo anh Nam, Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, bản thân khối ngọc này nặng tới 55 tấn. Mấy chiếc máy cẩu được trưng dụng vào mỏ, song chiếc thì lật nhào, chiếc gẫy cần trục, nên chủ mỏ phải cắt khối ngọc này thành hai miếng, một miếng nặng 20 tấn và một miếng nặng 35 tấn.

Để chở được khối ngọc này từ mỏ Monghsu về Rangoon, trên đoạn đường 850km, phải mất đúng 2 năm trời. Đường sá hiểm trở là một chuyện, nhưng do khối ngọc quá nặng, nên đã có mấy chiếc xe tải bị sập khung. Mỗi lần như thế, chủ mỏ lại mất mấy tháng trời để đưa xe cẩu vào nhấc khối đá khỏi giàn xe, rồi đưa xe đi thay khung mới.

Tác phẩm Tam đa làm từ ngọc Myanmar do nghệ nhân Đào Trọng Cường chạm khắc có giá 270.000USD.
Tác phẩm Tam đa làm từ ngọc Myanmar do nghệ nhân Đào Trọng Cường chạm khắc có giá 270.000USD. 


Nghệ nhân Đào Trọng Cường cho biết, ông sẽ cưa đôi khối ngọc bích này thành hai miếng, một miếng nặng 20 tấn, một miếng nặng 15 tấn. Miếng 20 tấn sẽ tạc Đức Phật nặng chừng 15 tấn, miếng còn lại sẽ tạc Đức tổ Hùng Vương nặng 7-8 tấn.

Tháng 12 năm nay, ông Cường sẽ mời một số nhà sử học, các nghệ nhân chế tác ngọc hàng đầu Việt Nam sang Nêpan và Ấn Độ để tham khảo tượng Đức Phật nguyên mẫu. Ông hy vọng sẽ tạc được tượng Đức Phật vừa đảm bảo giống nguyên mẫu, lại phù hợp với tín ngưỡng của người Việt.

Mẫu tượng Phật Ngọc do ông Cường phác thảo sơ lược.
Mẫu tượng Phật Ngọc do ông Cường phác thảo sơ lược. 


Để hoàn thành pho tượng này, ông Cường sẽ phải chi phí cả triệu USD cho việc sắm máy chế tác ngọc và thuê 50 nghệ nhân chế tác ngọc hàng đầu trong và ngoài nước.

Công việc tạc tượng Vua Hùng sẽ khó khăn hơn vì từ trước đến nay chưa hề có một nguyên mẫu nào cả. Nghệ nhân Đào Trọng Cường sẽ còn phải tham khảo nhiều mới dám tạc pho tượng này.

Tham vọng của nghệ nhân Đào Trọng Cường là trong 2-3 năm nữa, Việt Nam sẽ có một pho tượng Đức Phật Ngọc lớn nhất thế giới, được ghi tên vào sách Guinness. Pho tượng Phật Ngọc hiện được coi là kỷ lục thế giới chỉ nặng có 3,9 tấn, bằng ¼ pho tượng mà ông Cường sẽ tạc. Đấy là chưa kể chất liệu của khối ngọc này tốt hơn nhiều so với ngọc tạc tượng Đức Phật của nghệ nhân Canada.

“Tôi muốn góp phần nhỏ công sức của mình để thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn nữa!”,ông Cường chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chân dung nhạc sĩ Giác An (1957-2024)

Nhạc sĩ Phật tử Giác An từ trần

GNO - Thông tin từ gia đình cho biết, nhạc sĩ Giác An - tác giả của nhiều ca khúc Phật giáo vừa từ trần hôm nay 11-5-2024 tại tư gia, hưởng thọ 68 tuổi.
Ảnh minh họa

Ly dị vợ có phạm tội không?

GNO - Ngày xưa chúng tôi yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên không đến được với nhau. Rồi cả hai đều có gia đình riêng. Chúng tôi vẫn liên hệ nhau nhưng không làm gì quá giới hạn. Mười mấy năm sau cô ấy ly dị chồng. Tôi rất thương cô ấy nhưng vì trách nhiệm gia đình nên vẫn cố chịu đựng...

Thông tin hàng ngày