Vượt qua khó khăn, ổn định Phật sự

GN - Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp Bình Dương, Bình Phước; phía Nam và Đông nam giáp TP.Hồ Chí Minh, Long An; phía Bắc và Tây bắc giáp 3 tỉnh của Campuchia là Svay Rieng, Prey Veng, Tbong Khmum với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát.

Ngoài ra, Tây Ninh có các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch. Đặc biệt, Tây Ninh có núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi cao nhất miền Nam, trên núi tọa lạc một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và hệ thống chùa Núi Bà nổi tiếng.

tayninh.JPG


Tăng Ni, Phật tử tỉnh Tây Ninh tham dự lễ khánh thành chùa Linh Nghĩa - Ảnh: CTV

Hỗ trợ Tăng Ni qua công tác hành chánh, Tăng sự

Phật giáo tỉnh Tây Ninh có 136 cơ sở tự viện trải đều trên địa bàn 8 huyện và TP.Tây Ninh, trong đó Bắc tông  có 105 tự viện, Nam tông có 6 tự viện, Hệ phái Khất sĩ có 20 tịnh xá, ngoài ra còn có 2 tịnh thất và 3 niệm Phật đường. Với 408 Tăng Ni, trong đó 323 vị thuộc Hệ phái Bắc tông, 53 vị thuộc Hệ phái Khất sĩ và 32 vị thuộc Hệ phái Nam tông. So với Phật giáo tỉnh thành thuộc miền Đông Nam Bộ, số Tăng Ni, tự viện tại Tây Ninh khiêm tốn hơn do yếu tố khách quan.

Hiện nay, Phật giáo Tây Ninh có 5 cơ sở thờ tự được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: chùa Cao Sơn (huyện Gò Dầu), chùa Khmer Khe Đon (TP.Tây Ninh), chùa Phước Lưu (thị trấn Trảng Bàng); chùa Phước Lâm (TP.Tây Ninh); chùa Bửu Long (huyện Bến Cầu). Trong nhiệm kỳ V (2012-2017), BTS GHPGVN tỉnh Tây Ninh đã bổ nhiệm 26 vị trụ trì, 1 Ban Quản trị và 2 Ban Điều hành và được sự chấp thuận của UBND tỉnh Tây Ninh đã công nhận thành lập mới 6 cơ sở tôn giáo.

Với những khó khăn nhất định của Phật giáo địa phương, Thường trực BTS GHPGVN tỉnh đã không ngừng cố gắng hoàn thiện BTS cấp huyện, thị. Từ đó, BTS cấp huyện, thị từng bước được củng cố và tăng cường, bổ sung thêm các vị tôn đức có đạo hạnh và năng lực, lòng nhiệt tình giúp các BTS  hoạt động đạt nhiều kết quả thiết thực. Trong công tác điều hành hoạt động Phật sự, Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tây Ninh thường xuyên nhắc nhở, thăm hỏi BTS Phật giáo cấp huyện thị và trụ trì các tự viện, trao đổi xử lý các vấn đề quan trọng một cách kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các BTS Phật giáo cấp huyện, thị giải quyết công tác Phật sự tại địa phương được ổn định và phát triển mọi sinh hoạt Phật sự trên địa bàn tỉnh.

Công tác hành chánh đạt được hiệu quả tốt là do Thành viên Thường trực BTS GHPGVN tỉnh đoàn kết, làm việc nhịp nhàng, nhân sự trong Văn phòng BTS được giao đúng người, đúng việc. Hàng tháng, BTS tỉnh đều tổ chức họp định kỳ với BTS cấp huyện thị vào ngày đầu tiên trong tháng và họp Thường trực BTS tỉnh vào ngày 15 hàng tháng. Cuối năm, BTS tổ chức hội nghị toàn ban (mở rộng) để đánh giá những sinh hoạt Phật sự trong năm và triển khai chương trình hoạt động Phật sự cho năm sau. Để nâng cao công tác quản lý hành chánh, điều hành công tác Phật sự tại cơ sở tự viện của các trụ trì, BTS đã tổ chức khóa bồi dưỡng trụ trì và nghiệp vụ hành chánh Giáo hội cho các BTS GHPGVN cấp huyện thị với số lượng 56 vị Tăng Ni, trụ trì các tự viện tham dự.

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ qua, Ban Thư ký đã làm tốt công tác tham mưu, giúp cho Thường trực BTS giải quyết, đáp ứng một số nhu cầu, nguyện vọng hợp lý, chính đáng của Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh. Ban Thư ký đã tham mưu, trình ký trên 800 văn bản các loại. Nhiệm kỳ qua, 8 BTS Phật giáo cấp huyện thị và 86/130 cơ sở tự viện được cấp, đổi mẫu khuôn dấu.

Chưa thành lập trường Phật học

Khó khăn hiện tại của BTS GHPGVN tỉnh Tây Ninh là chưa thành lập trường Phật học cho Tăng Ni trong tỉnh. Vì thế, Ban Giáo dục Tăng Ni tỉnh nhà chưa có nhiều hoạt động chuyên ngành. Tuy nhiên, với nỗ lực của chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh, được sự chấp thuận của TƯGH và UBND tỉnh Tây Ninh, trong nhiệm kỳ V, BTS đã tổ chức thành công Đại giới đàn Tâm Hòa VII, truyền trao giới pháp cho 500 giới tử nhằm nối truyền mạng mạch Phật pháp.

Chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh, Ban Giáo dục Tăng Ni trực thuộc BTS cũng xác định rõ, ngành giáo dục Tăng Ni là ngành rất quan trọng, không thể thiếu được trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ kế thừa. Trong nhiệm kỳ V, dù Phật giáo tỉnh Tây Ninh chưa đủ điều kiện mở trường Phật học, để đào tạo đội ngũ kế thừa, tuy nhiên, BTS đã giới thiệu một số Tăng Ni đi học tại các trường Phật học các tỉnh thành bạn. Hiện nay, Tăng Ni tỉnh Tây Ninh đã tốt nghiệp các trường Phật học gồm: 1 vị tiến sĩ Phật học, 5 vị cử nhân Phật học, 9 vị cao đẳng Phật học, 16 vị trung cấp Phật học. Ngoài ra, một số vị Tăng Ni trong tỉnh còn đang theo học các trường Phật học gồm: 1 vị học cao học, 2 vị đang học Học viện Phật giáo VN, 7 vị học trung cấp. Đứng trước nhu cầu cấp thiết của chư Tăng Ni tỉnh nhà và sự mong mỏi của chư tôn đức tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, vào cuối năm 2015,  BTS GHPGVN tỉnh Tây Ninh đã hoàn tất hồ sơ thành lập Trường Trung cấp Phật học và đang chờ các cơ quan nhà nước cũng như Trung ương Giáo hội xem xét, chấp thuận.

Nhiều cơ sở từ thiện hoạt động hiệu quả

Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Tây Ninh đã có những hoạt động từ thiện đa dạng, đóng góp vào thành tựu chung của Phật giáo tỉnh nhà. Cụ thể, các hoạt động từ thiện trong nhiệm kỳ V đạt tổng trị giá 101,5 tỷ đồng. Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh còn vận động các cơ sở thờ tự tổ chức duy trì các bếp cơm từ thiện nhằm chia sẻ gánh nặng cho các bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, các bếp cơm hoạt động hiệu quả như: Bếp cơm từ thiện của các chùa núi Bà Đen tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh, Bếp cơm từ thiện tại Văn phòng BTS - chùa Hiệp Long (TP.Tây Ninh), Bếp cơm từ thiện chùa Từ Phước, chùa Phước Lưu, chùa Từ Vân, tịnh xá Ngọc Thanh…

Công tác khám bệnh, phát thuốc từ thiện tại các chùa như: Phòng thuốc từ thiện Văn phòng BTS tỉnh, phòng thuốc chùa Phước Minh (xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu), phòng thuốc chùa Linh Nghĩa Diệu Pháp (thị trấn Châu Thành)… hàng năm phục vụ cho hàng ngàn đồng bào, Phật tử nghèo không điều kiện đến khám bệnh tại các bệnh viện. Ngoài ra, Phật giáo tỉnh Tây Ninh có hai cơ sở dưỡng lão, nuôi dưỡng trẻ mồ côi không nơi nương tựa đang hoạt động. Đó là chùa Cẩm Phong (xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu) và chùa Tứ Phước (xã Thanh Điền, huyện Châu Thành). Các cơ sở nuôi các cụ già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi đã phần nào gánh vác trách nhiệm trong vấn đề an sinh xã hội cùng với các ban ngành hữu quan tại địa phương.

Hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ V của Phật giáo tỉnh Tây Ninh vẫn còn một vài hạn chế, tuy nhiên với cơ cấu nhân sự của BTS GHPGVN tỉnh và BTS GHPGVN cấp huyện thị, Phật giáo tỉnh từng bước ổn định, phát triển các hoạt động Phật sự. Chư tôn đức BTS luôn hòa hợp, đoàn kết, phát huy được sức mạnh tập thể trong việc hoằng dương Chánh pháp. BTS đã linh hoạt, vận dụng trí tuệ tập thể và nhờ sự hướng dẫn tận tình của TƯGH, sự hỗ trợ của lãnh đạo chính quyền các cấp giúp cho BTS lãnh đạo và điều hành Phật sự được tốt đẹp.

“Nhiệm vụ trong nhiệm kỳ VI (2017-2022) của Phật giáo tỉnh Tây Ninh là các ban chuyên ngành phải xây dựng chương trình hoạt động cụ thể, đẩy mạnh vai trò, trách nhiệm của mình nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động Phật sự. Để đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni tỉnh nhà, nhiệm kỳ VI, BTS GHPGVN tỉnh Tây Ninh cố gắng, quyết tâm thành lập trường trung cấp Phật học để Tăng Ni có điều kiện thuận lợi hơn trong việc nâng cao kiến thức. Đồng thời, BTS cũng có cơ sở để nâng cao công tác chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Phật học cho Tăng Ni trong tỉnh”, HT.Thích Thông Nghiêm, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tây Ninh cho biết.

* Tin liên quan: Đại hội PG Tây Ninh sẵn sàng đón 250 đại biểu ||

H.Diệu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày