Cánh đồng Tà Pạ, nơi giáp ranh biên giới với Campuchia. Ở đây nông dân hai nước cũng nhau cày cấy và trao đổi mua bán qua lại, có khi ruộng người bên này lại nằm trên đất bên kia.
Nhà cửa người dân đều nổi trên mặt nước và được đóng bằng cừ tràm. Đây là lối đi lại trong một làng Chăm ở An Giang.
Lò gạch ở Sa Đéc. Khác ở các nơi khác, lò gạch ở miền Tây được xây như bát úp thế này.
Lò gạch ở đốt bằng trấu nên nhiệt độ không cao lắm, gốm khá non.
Trong rừng tràm này dày đặc chim về làm tổ, đi lại cũng bằng xuồng chèo tay. Con người miền Tây cũng đằm thắm và mến khách. Cô bé lái đò này tên Thảo, có nét mặt rất đặc trưng của người dân vùng này.
Nơi đây đâu đâu cũng thấp thoáng bóng mái chùa. Phật giáo được truyền vào nơi đây theo nhiều ngả giao thương nên khá phong phú.
Cuộc sống người dân nơi đây đều trên những con thuyền. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt nối mạng với hạ lưu sông Mekong nên việc đi lại sinh hoạt cũng thuận tiện.
Nguồn thu nhập đem lại từ du lịch cũng là một phần đáng kể cho người dân nơi đây. Đây là bến thuyền vào một làng dân tộc Chăm ở An Giang.
Hoàng hôn buông xuống vùng đất An Giang, đứng trên ngọn núi Sam có thể bao quát cả vùng, phía bên kia là vùng Thất Sơn. Ở đây, mùa nước nổi ngập trắng đồng.