Xây dựng đại học Phật giáo mang tầm vóc quốc tế

GN - Sáng hôm nay 4-11-2012 (21-9-Nhâm Thìn), một tin vui với tất cả những ai quan tâm đến ngành giáo dục Phật giáo, đó là lễ đặt đá xây dựng cơ sở mới Học viện Phật giáo VN tại TP.Hồ Chí Minh thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh trên diện tích đất rộng 23 mẫu.

HocvienPGVN-4thư vien.jpg
Đại thư viện

Chúng ta đã có cơ sở Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội (Sóc Sơn) với quy mô rất hoành tráng; nay có thêm cơ sở tại TP.Hồ Chí Minh, nơi sẽ là “cơ sở đại học Phật giáo mang tầm vóc quốc tế”, như trong hướng nỗ lực của Hội đồng Điều hành Học viện đã khẳng định.

Học viện Phật giáo VN tại TP.Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1983 - kế thừa phương thức đào tạo của Viện Đại học Vạn Hạnh (1964-1975). Gần 20 năm qua, Học viện đã đào tạo hơn 3.500 Tăng Ni sinh viên cử nhân Phật học và là nơi đầu tiên có chương trình đào tạo hậu đại học (thạc sĩ Phật học). Đó là nguồn nhân lực đóng góp vào sự nghiệp phát triển của GHPGVN trên nhiều phương diện, trong tinh thần Đạo pháp và Dân tộc gắn bó hài hòa.

chanh dien.jpg

Chánh điện

Nhân dịp này, HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.Hồ Chí Minh đã có tâm thư vận động xây dựng Học viện gởi đến Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở Học viện mới này, Hòa thượng đã nhấn mạnh đặc trưng của môi trường giáo dục Phật giáo: “Đây là nơi tu học nội trú và là môi trường ứng dụng, hành trì các pháp môn trong đạo Phật, nhằm giúp hàng ngàn Tăng Ni sinh viên có thể sống đời sống đạo đức và trải nghiệm tâm linh theo tinh thần Phật dạy”.

Hoi trường quốc tế.jpg

Hội trường quốc tế trong tương lai

Nếu ai đã từng có dịp thăm viếng các trường đại học Phật giáo tại quốc gia láng giềng là Vương quốc Thái Lan hẳn sẽ không khỏi thầm mơ ước một ngày nào đó Phật giáo VN sẽ có các cơ sở đào tạo như đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (ở Wan Noi, Ayutthaya), nơi thường diễn nhiều hoạt động Phật giáo quốc tế, đặc biệt là nhiều hoạt động của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. Niềm mơ ước đó nay đã hóa hiện thành những mô hình phác thảo, và lễ đặt đá xây dựng sắp tới là một trong những cột mốc đánh dấu quan trọng.

nha khach quoc te.jpg

Nhà khách quốc tế

Đào tạo Tăng Ni là một trong những nội dung được chư tôn đức lãnh đạo giáo phẩm lãnh đạo quan tâm hàng đầu ngay sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập (1981). Cho đến nay, ngoài hệ thống giáo dục nhà chùa từ sơ cấp, các trường trung cấp, các lớp cao đẳng Phật học tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, chúng ta có 3 Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội, Huế và TP.Hồ Chí Minh, 1 Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại TP.Cần Thơ, trong đó Học viện Phật giáo VN tại TP.Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục đầu tiên của Giáo hội có chương trình đào tạo thạc sĩ Phật học được sự cho phép của Chính phủ.

tang ni xá.jpg

Tăng, Ni xá

Sự kiện đặt đá xây dựng cơ sở mới của Học viện Phật giáo VN tại TP.Hồ Chí Minh ở khu đất mới diễn ra trước thềm Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, sẽ góp thêm một thành quả Phật sự của ngành giáo dục Tăng Ni chào mừng Đại hội. Đồng thời, sự kiện này cũng đặt niềm tin về một ngày không xa, nơi đây sẽ là không gian cho các hoạt động Phật giáo quốc tế, là nơi tiếp tục đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni có tri thức Phật học, vững chãi trong hành trì và tinh tấn dấn thân phụng sự Phật pháp, đất nước, vì lợi lạc cho số đông.

tong the.jpg

Sơ đồ phân bố quy hoạch tổng thể

(Giác Ngộ Online sẽ cập nhật thông tin về sự kiện này giới thiệu đến quý độc giả.)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày