Xúc động và ấm cúng buổi họp mặt kỷ niệm 47 năm ngày Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên

Đại diện các thế hệ đã và đang làm việc tại tòa soạn Báo Giác Ngộ trong ngày họp mặt kỷ niệm 47 năm ra số báo đầu tiên - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
Đại diện các thế hệ đã và đang làm việc tại tòa soạn Báo Giác Ngộ trong ngày họp mặt kỷ niệm 47 năm ra số báo đầu tiên - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay 28-12, lãnh đạo Ban Biên tập, phóng viên, biên tập viên, nhân viên và cộng tác viên các thế hệ đã có buổi gặp thân mật tại trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ, kỷ niệm 47 năm ngày ra số đầu tiên.

Xem bản tin video do Giác Ngộ TV thực hiện

Tham dự buổi họp mặt có Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Cố vấn Ban Biên tập Báo Giác Ngộ; Thượng tọa Thích Trí Chơn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, nguyên Trị sự báo Giác Ngộ; cùng chư Tăng Ni, cư sĩ nguyên Trị sự, lãnh đạo các phòng, ban thuộc tòa soạn, nguyên phóng viên, cộng tác viên, cán bộ, nhân viên các giai đoạn…

Buổi gặp mặt được tổ chức tại hội trường trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ

Buổi gặp mặt được tổ chức tại hội trường trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ

Tham dự còn các học giả, nhà nghiên cứu là cộng tác viên thân thiết như cư sĩ Trần Đình Sơn và phu nhân, các học giả Huỳnh Ngọc Trảng, Đào Nguyên, Nguyên Cẩn, Huỳnh Thanh Bình, đại diện gia đình cố cư sĩ Võ Đình Cường, cố cư sĩ Tống Hồ Cầm…

Phát biểu mở đầu buổi gặp mặt thân mật, Thượng tọa Thích Tâm Hải, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ chân tình chia sẻ về mục đích của buổi họp mặt nhân kỷ niệm 47 năm ngày báo Giác Ngộ ra số báo đầu tiên, dành cho việc đoàn tụ các thế hệ đã làm việc tại báo Giác Ngộ sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập báo Giác Ngộ phát biểu chào mừng

Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập báo Giác Ngộ phát biểu chào mừng

Điểm lại về bối cảnh ra đời, cũng như các chặng đường phát triển của Báo Giác Ngộ trải dài suốt 47 năm qua, Thượng tọa Tổng Biên tập khẳng định: “Không có một nhân duyên nào có thể hiện hữu độc lập tự nó. Báo Giác Ngộ có được hôm nay là thừa kế di sản vật chất và tinh thần của các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm, từ cố Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hào, cư sĩ Võ Đình Cường, cư sĩ Nguyễn Văn Hàm…, đến Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, Hòa thượng Thích Giác Toàn, cư sĩ Tống Hồ Cầm, Hòa thượng Thích Thiện Bảo, nhà báo Trần Công Đức, Thượng tọa Thích Trí Chơn, Ni sư Huệ Trí, cư sĩ Trần Ngọc Chúc, cư sĩ Nguyễn Bồng… và rất nhiều cô chú, anh chị các thế hệ làm việc tại báo Giác Ngộ, ở nhiều vị trí và công việc khác nhau, và cả chư tôn đức âm thầm hỗ trợ cho báo trên nhiều phương diện, cả vật chất lẫn tinh thần…”.

Các thế hệ làm việc, cộng tác tại báo Giác Ngộ tham dự buổi họp mặt

Các thế hệ làm việc, cộng tác tại báo Giác Ngộ tham dự buổi họp mặt

Thay mặt Ban Biên tập và tập thể tòa soạn, Thượng tọa Thích Tâm Hải thành kính tri ân Hòa thượng cố vấn, chân thành cảm ơn tất cả chư tôn đức Tăng Ni “trong đạo tình huynh đệ, các anh chị đang làm việc tại tòa soạn đã luôn sẵn lòng chia sẻ những khó khăn và chung tay góp sức để cùng tạo nên ấn phẩm báo, xây dựng mối tương quan tốt đẹp, làm nên chất lượng cho công việc để phục vụ chư Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc; xứng đáng với sự kế thừa di sản của các thế hệ trước dày công xây dựng và chuyển giao”, Thượng tọa nhấn mạnh.

Xem bản tin video do Giác Ngộ TV thực hiện

Tại buổi họp mặt, các thế hệ gắn bó với báo đã xúc động chia sẻ, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm. Từng làm ở Báo Giác Ngộ trong vai trò Trị sự, với tình cảm thắm thiết luôn dành cho Báo Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Trí Chơn chân tình chia sẻ: “Làm báo là làm công tác văn hóa, công tác tư tưởng, định hướng dư luận. Thời gian làm việc tại báo, tôi học được nhiều bài học để tu học và hành đạo”. Thượng tọa cũng bày tỏ mong muốn Báo Giác Ngộ ngày càng phát triển, đội ngũ phóng viên và thân hữu tiếp tục ủng hộ đóng góp bằng tâm lực và trí lực để tờ báo ngày càng phát triển.

Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ

Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ

Nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình, tác giả 4 đầu sách đã xuất bản nghiên cứu về văn hóa Nam bộ đã có lời chia sẻ luôn được chư tôn đức tạo điều kiện thuận lợi để có những bài viết nghiên cứu chuyên sâu trên tuần san và nguyệt san Giác Ngộ. Khi làm việc và gần gũi với chư tôn đức lãnh đạo của báo, được quý thầy chia sẻ hướng dẫn, chị được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm viết bài.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn xúc động chia sẻ nhân duyên ông đến với Báo Giác Ngộ. Ông bộc bạch về nhân duyên đến với việc nghiên cứu văn hóa Phật giáo và dân tộc qua sự gợi ý của các vị cư sĩ lão thành và quý thầy làm việc tại tòa soạn cơ quan Phật giáo này.

Cư sĩ Trần Đình Sơn chia sẻ những kỷ niệm, bày tỏ mong muốn Báo Giác Ngộ tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu định hướng thông tin cho người Phật tử

Cư sĩ Trần Đình Sơn chia sẻ những kỷ niệm, bày tỏ mong muốn Báo Giác Ngộ tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu định hướng thông tin cho người Phật tử

Ông kỳ vọng, gửi gắm: “Báo Giác Ngộ sẽ mãi là tiếng nói trung thực phản ánh thực trạng phát triển của Phật giáo và thông tin cần cho người Phật tử những vấn đề không được tốt đẹp. Việc đó hết sức cần thiết để làm yên lòng, củng cố niềm tin cho Phật tử, trước các vấn đề xã hội quá nhiều thông tin phức tạp hiện nay”.

Một trong những người đặc biệt gắn bó với Báo Giác Ngộ, người đại diện của báo tại Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc, chị Xuân Loan, Ủy viên Hội đồng Trị sự đã xúc động khi nhớ đến cố cư sĩ Võ Đình Cường - Tổng Biên tập đầu tiên và cư sĩ Tống Hồ Cầm - nguyên Phó Tổng biên tập, cùng chư tôn Hòa thượng, những người đã hướng dẫn chị vào con đường làm báo Phật giáo, từ khi chị còn là sinh viên.

Chị Xuân Loan, đại diện của Báo Giác Ngộ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tham dự, chia sẻ nhiều kỷ niệm đẹp với các thế hệ lãnh đạo báo

Chị Xuân Loan, đại diện của Báo Giác Ngộ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tham dự, chia sẻ nhiều kỷ niệm đẹp với các thế hệ lãnh đạo báo

Cộng tác viên Lương Đình Khoa đã “xuất tiền túi” mua vé máy bay từ Hà Nội vào TP.HCM chung vui trong ngày họp mặt của báo. Với anhđược dự lễ là một nhân duyên lớn”. Anh xem tờ báo là một ngôi chùa lớn trong cộng đồng Tăng thân với hành trình làm các thiện sự, đó là lý do anh dành nhiều tình cảm và gắn bó với Báo Giác Ngộ suốt nhiều năm nay.

Hội trường xúc động khi nhà nghiên cứu Đào Nguyên, người đã có hơn 300 bài báo trong gần 40 năm cộng tác với Giác Ngộ cho biết: “Gắn bó với tòa soạn Báo Giác Ngộ là sự gắn bó tuyệt vời, hơn cả tuyệt vời” và đến bây giờ, ở tuổi gần 83, ông vẫn còn giữ tờ Báo Giác Ngộ đăng bài đầu tiên mình viết và hiện vẫn miệt mài viết những bài phê bình, biện chính liên quan tới văn hóa, văn học dân tộc và nghiên cứu Phật giáo.

Lắng nghe các chia sẻ xúc động tại buổi họp mặt

Lắng nghe các chia sẻ xúc động tại buổi họp mặt

Tiến sĩ Phạm Văn Nga (bút danh Nguyên Cẩn) nhận định rằng Giác Ngộ luôn có những bài viết định hướng dư luận, phản biện rất tốt trong suốt 47 năm qua. Ông cũng bày tỏ trong thời gian tới Báo Giác Ngộ cần có những hoạt động, dung lượng trên các ấn phẩm, báo điện tử và Giác Ngộ TV gắn bó với bạn đọc trẻ nhiều hơn. “Chúc cho Ban biên tập Báo Giác Ngộ ngày một mạnh mẽ phát triển có những suy tư trăn trở trong các hoạt động thông tin của báo”, Tiến sĩ Phạm Văn Nga bày tỏ.

Tại buổi họp mặt, toàn thể cán bộ công nhân viên, phóng viên Báo Giác Ngộ đã được lắng nghe lời nhắc nhở, động viên từ Hòa thượng Thích Giác Toàn, nguyên Quyền Tổng biên tập và hiện là cố vấn của báo luôn nhiệt huyết, hết lòng dõi theo từng bước phát triển của tờ báo.

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu

Xúc động khi gặp lại các nhân duyên lớn, Hòa thượng Thích Giác Toàn đã nhắc đến những ngày đầu thành lập báo, và qua các giai đoạn phát triển, chuyển giao trách nhiệm lãnh đạo. Hòa thượng nhận định: “Thượng tọa Thích Tâm Hải là Tổng Biên tập một cách đúng nghĩa, bởi quá trình đi từ phóng viên, biên tập viên, Thư ký tòa soạn, Phó Tổng Biên tập và Tổng Biên tập. Thượng tọa trực tiếp lãnh đạo đưa Giác Ngộ vượt hình thức, từ tuần san, nguyệt san, Giác Ngộ Online, Giác Ngộ TV... Dù Giác Ngộ ở hình thức nào cũng giữ vững định hướng chuyển tải tinh thần từ bi và trí tuệ của Phật giáo vào đời sống, phụng sự nhân sinh tốt đời đẹp đạo”…

Nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên, Thượng tọa Thích Minh Hiền, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương, trụ trì chùa Hương (Hà Nội) đã có lời chúc mừng và tặng báo Giác Ngộ bộ máy quay phim phục vụ cho cho việc tác nghiệp của báo liên quan tới sản xuất của Giác Ngộ TV. Nhiều lẵng hoa tươi thắm, lời chúc mừng tốt đẹp cũng đã được gửi đến, trao tặng báo Giác Ngộ trong ngày này.

Trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ tại số 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ tại số 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Hòa thượng Thích Giác Toàn đến dự

Hòa thượng Thích Giác Toàn đến dự

Thượng tọa Thích Trí Chơn đến tham dự

Thượng tọa Thích Trí Chơn đến tham dự

Các vị giáo sư, học giả cùng chư tôn đức tại phòng khách của Ban Biên tập

Các vị giáo sư, học giả cùng chư tôn đức tại phòng khách của Ban Biên tập

Trúc Giang và Vĩnh Hồ, các MC dẫn chương trình trên Giác Ngộ TV, dẫn chương trình tại buổi họp mặt

Trúc Giang và Vĩnh Hồ, các MC dẫn chương trình trên Giác Ngộ TV, dẫn chương trình tại buổi họp mặt

Hội trường tòa soạn

Hội trường tòa soạn

Nhiều thế hệ tham dự buổi họp mặt trong không khí ấm cúng

Nhiều thế hệ tham dự buổi họp mặt trong không khí ấm cúng

Đây là dịp đoàn tụ sau thời gian gián đoạn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19

Đây là dịp đoàn tụ sau thời gian gián đoạn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19

Thượng tọa Thích Tâm Hải điều phối phần chia sẻ

Thượng tọa Thích Tâm Hải điều phối phần chia sẻ

Buổi họp mặt trong thân mật

Buổi họp mặt trong thân mật

Thượng tọa Thích Trí Chơn trao hoa chúc mừng của Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM

Thượng tọa Thích Trí Chơn trao hoa chúc mừng của Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM

Đại diện Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM tặng hoa chúc mừng

Đại diện Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM tặng hoa chúc mừng

Đại diện Câu lạc bộ PV-CTV chúc mừng

Đại diện Câu lạc bộ PV-CTV chúc mừng

Đón nhận nhiều phần quà tinh thần

Đón nhận nhiều phần quà tinh thần

Trong ngày họp mặt

Trong ngày họp mặt

Các thế hệ đã và đang làm việc tại báo

Các thế hệ đã và đang làm việc tại báo

Nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình phát biểu

Nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình phát biểu

Cư sĩ Xuân Loan chia sẻ

Cư sĩ Xuân Loan chia sẻ

Nhà thơ Lương Đình Khoa từ Hà Nội vào tham dự

Nhà thơ Lương Đình Khoa từ Hà Nội vào tham dự

Học giả Đào Nguyên, người có trên 300 bài đăng trên các ấn phẩm của Báo Giác Ngộ trong hơn 40 năm qua

Học giả Đào Nguyên, người có trên 300 bài đăng trên các ấn phẩm của Báo Giác Ngộ trong hơn 40 năm qua

Tiến sĩ Phạm Văn Nga (Nguyên Cẩn)

Tiến sĩ Phạm Văn Nga (Nguyên Cẩn)

Hòa thượng Thích Giác Toàn bày tỏ niềm hoan hỷ

Hòa thượng Thích Giác Toàn bày tỏ niềm hoan hỷ

Hòa thượng tặng mọi người trong ngày đoàn tụ hoan hỷ

Hòa thượng tặng mọi người trong ngày đoàn tụ hoan hỷ

Các thế hệ ghi hình lưu niệm ngày bên nhau

Các thế hệ ghi hình lưu niệm ngày bên nhau

Trong không khí đoàn viên

Trong không khí đoàn viên

Và cùng dự tiệc buffet chay thân mật tại tòa soạn

Và cùng dự tiệc buffet chay thân mật tại tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày