Tổ đình Pháp Hoa tại Australia tưng bừng đón Tết Kỷ Sửu - 2009

 Năm nay, ngày xuân của cộng đồng Việt Hoa còn là ngày kỉ niệm 221 năm quốc khánh Australia (26-1-1788, 26-1- 2009). Riêng tại tiểu bang Nam Úc, trung tâm văn hóa Phật giáo Việt nam- Tổ đình Pháp Hoa, chư tôn đức Tăng Ni cùng tín chúng khắp nơi đã tưng bừng tổ chức đón Tết nguyên đán 2009 trong không khí sôi động, náo nức, thấm nhuần đạo vị Phật pháp tại thế gian.

Tết Nguyên đán trong cung đình xưa

Tết Nguyên Đán trong cung đình thể hiện nổi bật nhất, trang trọng nhất nghi thức của Tết Việt Nam xưa. Ngoài những nét cổ truyền và phổ biến như Tết trong dân chúng, Tết nơi cung đình mang dáng vẻ độc đáo riêng của sự tôn nghiêm và quyền lực.

Gai điệu Tết xưa.

Gần Tết, nhất là vào những buổi sáng sớm se lạnh, sau khi thắp nhang lễ Phật, tôi thường lấy một đĩa nhạc xuân bất kỳ trên kệ, bật nhạc, ngồi vào chỗ quen thuộc và bắt đầu thả hồn mình lang thang cùng những giai điệu du dương. Không hiểu sao tôi luôn thích nghe lại những bản nhạc của một thời chiến tranh loạn lạc, thời mà cha mẹ con cái, anh em vợ chồng, tình nhân… phải chịu đựng sự ly tán - như một chấn thương tâm lý - qua nhiều cái Tết điêu linh, tàn tạ của một đất nước bị chia đôi.
Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ trong ngày được Giáo Hội suy tôn ngôi vị Pháp chủ NK VI

Thư chúc Tết của Đức Pháp chủ GH Phật giáo Việt Nam

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính gửi: Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, Nhân dịp năm mới, Xuân Kỷ Sửu, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhân danh cá nhân, Tôi có lời kính chúc sức khỏe tới chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, Tăng Ni, quý vị Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài năm mới an lạc, cát tường như ý, Phật sự viên thành.
TẾT Cầu mong & chúc tụng

TẾT Cầu mong & chúc tụng

Theo lệ cổ, Tết dựng cây nêu. Nêu là bày biện cái gì đó ra cho người ta thấy. Cây nêu là một trụ thiêng có công năng trấn giữ sự an toàn cho gia đình: bùa “Tứ tung ngũ hoành”, bùa Thái cực (bát quái) để trừ ma quỷ. Đó là sự mong cầu thần linh che chở trước những thế lực hắc ám luôn rình rập.
Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.

Đi lễ đầu xuân

Khi những chùm pháo hoa rực rỡ màu trùm lên bầu trời chào đón thời khắc giao thừa thiêng liêng cũng là lúc mọi người, mọi nhà cùng nhau hướng về bàn thờ tổ tiên, cùng nhau đi lễ cầu phúc, cầu an cho gia đình và bản thân.
Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức

Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức

Chữ Phúc trong lòng người ước vọng đầu năm thảy dân ta khôn thiếu cha Phúc. Tú Xương có câu đối: Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù
Co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một rượu say túy lúy
Giơ tay bồng ông Phúc vào nhà
Hoa mai ngày Tết

Hoa mai ngày Tết

Từ xưa, thú chơi hoa vốn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có Khuất Nguyên yêu hoa Lan; Đào Tiềm trồng hoa Cúc; mới có Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn”; và Cao Bá Quát cả một đời chỉ cúi đầu trước hoa Mai mà thôi (“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”).

Mâm ngũ quả đẹp cho ngày Tết

Tết, hầu như gia đình nào cũng có mâm ngũ quả để chưng trên bàn thờ, bên cạnh bánh chưng xanh, lọ hoa, nến. Năm loại quả, mỗi quả một dáng vẻ và màu sắc riêng, hợp lại thành bức tranh sống động, vui mắt.

Bàn thờ ông bà, không gian tâm linh của người Việt

Người Việt vẫn quan niệm rằng, khi con người chết là chỉ mất đi phần xác, vong hồn của họ thì vẫn tồn tại, vẫn có thể viếng thăm, phò hộ người thân, cho dù người sống không nhìn thấy. Cũng vì vậy, việc thờ cúng ông bà là tập tục có từ cổ xưa. Nhiều người khi được hỏi về đức tin tâm linh vẫn nói là mình theo đạo thờ ông bà. Đức tin ấy được cụ thể hóa bằng bàn thờ tổ tiên trong mỗi gia đình Việt, không phân biệt giàu nghèo hay địa vị xã hội.
Đôi nét về ngày Tết cổ truyền

Đôi nét về ngày Tết cổ truyền

Phong tục Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.

Thông tin hàng ngày