5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành

Có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ vũ trụ không? Người ta xây nó bằng gì? Còn nhiều điều thú vị để khám phá về công trình vĩ đại này.

Vạn Lý Trường Thành được xây từ bao giờ?

Những đoạn trường thành chính đầu tiên được Tần Thủy Hoàng cho xây dựng bằng cách ghép nối các đoạn trường thành nhỏ do các nước bại trận thời Chiến Quốc xây nên. Mục đích của nó là để ngăn chặn các đợt tấn công của những bộ tộc du mục phương Bắc, mối đe dọa lớn vào thời đó. Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành thời Tần chỉ còn là phế tích và nó nằm xa hơn về phía Bắc so với trường thành hiện tại.

5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành

Một đoạn trường thành thời Minh còn được giữ nguyên vẹn

Sau thời Tần, các vua chúa khác của Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm các đoạn trường thành mới. Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây từ thời Minh, bắt đầu vào nửa sau thế kỷ 14 và kết thúc vào giữa thế kỷ 17. Điều đáng nói là mặc dù các vua thời Minh đầu tư rất nhiều cho trường thành nhưng triều đại này đã sụp đổ khi tướng Ngô Tam Quế phản bội và mở cổng trường thành tại Sơn Hải Quan để người Mãn Châu tràn vào.

Vạn Lý Trường Thành dài bao nhiêu?

Mặc dù mang tên Vạn Lý Trường Thành (Tường thành dài vạn dặm) nhưng đó chỉ là cái tên mang ý nghĩa tượng trưng vì mỗi thời nó lại có một chiều dài khác nhau và điều đó thay đổi liên tục vì nhiều đoạn bị hư hại hoặc được xây dựng thêm. Ngày nay, trường thành dài 6.352km và chạy từ bờ biển Bột Hải tới tận Tân Cương.

5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành

Bản đồ Vạn Lý Trường Thành. Đoạn còn lại ngày nay có màu vàng

Người ta xây Vạn Lý Trường Thành bằng gì?

Dù tên gọi nghe hoành tráng nhưng khởi đầu, Vạn Lý Trường Thành được xây bằng đất nện với các tháp canh ở khoảng cách đều nhau. Thời đó, triều đình bắt người dân phải đắp thành và họ thường xuyên bị bọn cướp tấn công. Số người chết nhiều tới mức nó được gọi là “Nghĩa địa dài nhất Trái đất” và có số liệu cho biết khoảng 1 triệu người đã chết trong quá trình xây dựng.

Sau này, Vạn Lý Trường Thành vẫn được xây bằng đất và vì thế rất dễ bị mưa gió hay tác động từ con người làm hư hại. Đến thời Minh, trường thành được xây bằng gạch đá kiên cố hơn và nhờ vậy nhiều đoạn dài vẫn còn tới ngày nay.

Vật liệu xây dựng cũng tùy theo từng địa phương. Có những nơi sẵn đá, người ta dùng nó để đắp trường thành, cũng có những nơi vẫn dùng gạch nung. Thậm chí cả loại keo làm từ gạo và lòng trắng trứng cũng được dùng trong xây dựng. Rùng rợn hơn nữa còn có những lời đồn đại khi xây bức tường thành, cần phải huy động một số lượng lớn nhân lực, phần đông số họ là những nông dân bần cùng. Họ vừa xây thành vừa bị đánh đập thúc giục nên hầu hết đều bỏ mạng trong khi "làm nhiệm vụ", xác của những người này bị ném hết vào công trình, sau đó phủ đất lên.

5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành
5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành

Một đoạn thành như con rồng đá nằm trong sương

Có những điểm gì nổi tiếng trên Vạn Lý Trường Thành?

Điểm nhấn trên hàng ngàn dặm của trường thành chính là các cửa ải. Đó là những nơi tập trung đông quân canh gác vì là cửa ngõ để ra vào vùng đất được bảo vệ. Có khá nhiều cửa ải nổi tiếng trong hàng ngàn năm lịch sử của trường thành và dưới đây là 3 cái tên quen thuộc nhất.

5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành

Một cửa ải nằm chênh vênh trên núi cao

Sơn Hải Quan là cửa ải đầu tiên ở phía Đông của Trường Thành và vẫn còn trong tình trạng tốt. Nó gắn với sự kiện người Mãn Châu vượt trường thành vào Trung Quốc và đánh dấu sự sụp đổ của nhà Minh cũng như vai trò quân sự của Vạn Lý Trường Thành. Tường thành tại pháo đài Sơn Hải Quan cao tới 14m và dày tới 7m.

Nhạn Môn Quan là cửa ải rất nổi tiếng trong… truyện kiếm hiệp vì thường được xem là nơi phân chia ranh giới giữa Trung Quốc và đại mạc Mông Cổ. Nhân vật Kiều Phong trong truyện Thiên Long bát bộ của Kim Dung đã tự sát tại đây và được xem là biểu tượng của sự bi tráng. Cái tên Nhạn Môn Quan xuất phát từ địa thế hiểm yếu của nơi đây khiến ngay cả bầy chim nhạn cũng phải bay men theo vách núi mới qua được ải.

5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành

Gia Dụ quan lại nằm ở điểm cực Tây của Vạn Lý Trường Thành ngày nay và cũng đánh dấu nơi bắt đầu của Con đường tơ lụa danh tiếng. Nó cũng là một trong các điểm du khách thường viếng thăm.

Tuy vậy, nơi mà khác du lịch biết tới nhiều nhất lại là Bát Đạt Lĩnh, đoạn trường thành nằm gần Bắc Kinh. Nó cũng là một trong các điểm du lịch chính của thành phố này. Tuy nhiên, đoạn trường thành này đang bị xuống cấp vì các du khách thiếu ý thức thường vẽ bậy nhằm “để lại dấu ấn”.

Có nhìn được Vạn Lý Trường Thành từ vũ trụ không?

5 điều lý thú về Vạn Lý Trường Thành

Trước đây, người Trung Quốc thường tự hào rằng Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn được từ tận mặt trăng. Nhưng các nhà du hành vũ trụ đã phản bác điều này. Thực tế cho thấy, người ta chỉ nhìn được Vạn Lý Trường Thành từ độ cao dưới 50km, trong điều kiện thời tiết tốt và phải biết rõ vị trí của nó. Vạn Lý Trường thành có độ rộng chỉ vài mét và màu sắc giống với môi trường xung quanh, vì thế chuyện nhìn thấy nó trên mặt trăng chỉ là tưởng tượng mà thôi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày